Cách nhận biết thuốc có corticoid

Cách nhận biết thuốc có corticoid

Corticoid là một loại thuốc có hiệu quả trong điều trị nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, đặc biệt là khi sử dụng trong một thời gian dài. Vậy cách nhận biết thuốc có corticoid là gì?

1. Corticoid là gì?

Là một loại thuốc làm giảm bớt đi tình trạng viêm trong cơ thể và làm giảm đi hoạt động của hệ thống miễn dịch. Corticoid giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, sưng và những phản ứng dị ứng, thuốc được dùng để điều trị các bệnh ví dụ như viêm khớp, hen suyễn, dị ứng, lupus,……

Corticoid tương đương với cortisol, một loại hormon được sản xuất tự nhiên từ tuyến thượng thận ở cơ thể. Trong cơ thể của chúng ta cần có cortisol để khỏe mạnh, nó đóng vai trò chính trong các quá trình bao gồm như chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và stress.

2. Các loại corticoid

Corticoid được dùng tại chỗ hoặc toàn thân.

Đối với dùng tại chỗ, thuốc có tác động tới một vùng ở cơ thể với các dạng dùng gồm:

  • Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai.
  • Kem bôi da
  • Dụng cụ hít tác động đến phổi.

Corticoid tác dụng toàn thân đó là thuốc được hấp thụ vào máu và tác động đến nhiều bộ phận trên cơ thể bao gồm: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và đường uống. Còn đối với corticoid dùng trong đường đặc biệt đó là chích nội khớp, tiêm quanh nhãn cầu. Cần phải lưu ý, corticoid có thể có trong một số sản phẩm như ‘thuốc gia truyền’’ hoặc những sản phẩm không có nhãn mác khác,……

3. Tác dụng phụ khi sử dụng corticoid

Có nhiều tác dụng phụ khác nhau còn tuỳ thuộc vào đường dùng, liều lượng và thời gian điều trị, các loại chất tổng hợp sử dụng như: ngắn là từ 7 đến 14 ngày còn dài thì nhiều hơn 14 ngày. Hiện nay, việc sử dụng corticoid đang gia tăng mạnh, có khi không cần bất kỳ đơn thuốc nào, mặc dù nó không phải loại thuốc không cần kê đơn. Người dùng hay một số nhà thuốc đều xem corticoid như một loại thuốc giảm đau hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các tác dụng phụ của việc dùng corticoid lâu dài.

4. Những đối tượng cần cân nhắc khi dùng corticoid?

  • Đối với người lớn tuổi có khả năng mắc những vấn đề như tăng huyết áp hoặc loãng xương.
  • Đối với trẻ em bị còi xương. Ngoài ra, corticoid có thể khiến tình trạng bệnh thuỷ đậu hoặc bệnh sởi bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Đối với phụ nữ cho con bú cần phải thận trọng khi dùng corticoid, vì thuốc sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến tăng trưởng và những ảnh hưởng khác cho em bé.

Bên cạnh đó, một số tình trạng bệnh lý có thể bị ảnh hưởng do việc sử dụng thuốc này như: bệnh lao, đái tháo đường, tăng nhãn áp, huyết áp cao, những vấn đề về dạ dày, ruột,…….

5. Cách nhận biết thuốc có chứa corticoid

Để nhận biết được loại thuốc mà bạn đang sử dụng có chứa corticoid hay không thì cách tốt nhất đó là bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng và xem ở mục các thành phần của thuốc. Khi đó bạn sẽ biết được thành phần đầy đủ của thuốc hoặc bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ để nắm rõ hơn. Thuốc có chứa corticoid nếu ở trong thành phần có các chất như: prednisone, prednisolone, hydrocortisone, methylprednisolone, fluocinolone, betamethasone, triamcinolone,…….. Vậy việc nhận biết thành phần corticoid có trong thuốc sẽ giúp bạn thận trọng trong việc sử dụng những loại thuốc này. Qua đó, bạn sẽ sử dụng thuốc corticoid an toàn và hiệu quả, đồng thời tránh được những tác dụng phụ nguy hiểm.

6. Những lưu ý giúp giảm tác dụng phụ của thuốc

Một số cách có thể giảm thiểu đi tác dụng phụ do sử dụng thuốc corticoid đó là cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn mặn hoặc thức ăn giàu kali, tập thể dục thể thao thường xuyên. Người bệnh nên dùng thuốc với liều lượng thấp hoặc ngắt quãng, nếu có thể hãy sử dụng corticoid tại chỗ. Đối với thuốc corticoid đường uống nên sử dụng thuốc sau bữa ăn nhằm giảm thiểu được tác dụng phụ của thuốc ở đường tiêu hóa.

Tóm lại, corticoid là một loại thuốc chống viêm được dùng để điều trị các bệnh như viêm khớp, lupus, hen suyễn,……Người bệnh không nên tự ý mua và dùng thuốc tự tiện vì có thể sẽ gây nên tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy gặp bác sĩ và trao đổi về ưu điểm, nhược điểm của corticoid, các bệnh mà bạn mắc phải và cách làm giảm thiểu được tác dụng phụ của thuốc.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cach-nhan-biet-thuoc-co-corticoid/