Cinemax là thuốc gì?

Cinemax là thuốc gì?

Thuốc Cinemax 200mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và kháng virus, kháng nấm có thành phần chính là cefpodoxime proxetil. Với tác dụng như vậy thì chỉ định sử dụng thuốc khá đang dạng có thể là điều trị nhiễm khuẩn ở nhiều vị trí khác nhau.

1. Cinemax là thuốc gì?

Thuốc Cinemax có thành phần chính là cefpodoxime với cơ chế kháng khuẩn thông qua sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết màng. Điều này ngăn ngừa sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết cho độ mạnh và độ bền của thành tế bào vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn của cefpodoxime proxetil có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram dương và gram âm, ổn định đối với beta-lactamases. Phổ kháng khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus ngoại trừ Staphylococci đề kháng methicillin, Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus agalactiae và Streptococcus spp. khác (Nhóm C, F, G).

Nhờ các tác dụng dược lý trên mà thuốc Cinemax thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

2. Liều sử dụng của thuốc Cinemax

Tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng và bệnh lý mà liều sử dụng của thuốc Cinemax 200 là khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Đối với người lớn

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên: 100mg mỗi 12 giờ/ 10 ngày
  • Viêm phổi cộng đồng cấp: 200mg mỗi 12 giờ/14 ngày
  • Nhiễm lậu cầu cấp chưa biến chứng: liều duy nhất 200mg
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa có biến chứng: 100mg mỗi 12 giờ/ 7 ngày
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400mg mỗi 12 giờ/ 7-14 ngày
  • Bệnh nhân suy thận nên dùng cefpodoxime cùng thức ăn và khoảng cách giữa liều nên được tăng lên đến 24 giờ
  • Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân xơ gan

2.2. Đối với trẻ em

  • Viêm tai giữa cấp: 10mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày) trong 10 ngày
  • Viêm họng và viêm amidan: 10mg/kg/ngày (tối đa 200mg/ngày) trong 10 ngày

3. Tác dụng phụ và tương tác thuốc của Cinemax:

Bệnh nhân khi được chỉ định điều trị bằng thuốc Cinemax có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng, viêm đại tràng, đau đầu… Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như: nổi ban, ngứa, chóng mặt, tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu

4. Các tương tác thuốc với Cinemax

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Cinemax, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Thuốc Cinemax có thể xảy ra tương tác khi kết hợp với một số thuốc sau:

  • Nồng độ trong huyết tương sẽ giảm khoảng 30% khi cefpodoxime được chỉ định cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2
  • Khi dùng thuốc với hợp chất có khả năng gây độc thận cần theo dõi sát sao chức năng thận của người bệnh
  • Nồng độ cefpodoxime trong huyết tương gia tăng khi chỉ định cùng với probenecid
  • Làm thay đổi các giá trị xét nghiệm

Tóm lại, trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Becozyme mang lại. Khi dùng Becozyme vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cinemax-la-thuoc-gi/