Công dụng của thuốc Cravit Tab 500

Công dụng của thuốc Cravit Tab 500

Thuốc Cravit Tab được bào chế dưới dạng viên nén với 2 hàm lượng là 250 và 500mg. Thuốc có thành phần chính là Levofloxacin chuyên điều trị nhiễm khuẩn theo các mức nhẹ – trung bình – nghiêm trọng do các chủng nhạy cảm gây nên.

1. Thuốc Cravit Tab 500 là thuốc gì?

Thuốc Cravit Tab 500 có thành phần chính là Levofloxacin 500mg. Hoạt chất này được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm với Levofloxacin gây nên. Cụ thể:

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Cravit Tab

Thuốc Cravit Tab 500 chuyên dùng để điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình & nghiêm trọng ở người lớn trên 18 tuổi. Liều dùng thuốc được gợi ý như sau:

  • Điều trị viêm xoang cấp: Uống 500mg/ngày, duy trì từ 10 – 14 ngày;
  • Điều trị các đợt kịch phát viêm phế quản mạn: Uống từ 250-500mg/ngày; duy trì từ 7-10 ngày;
  • Điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: Uống 500mg/lần x 1-2 lần/ngày; duy trì dùng thuốc từ 7-14 ngày;
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng: Uống 250mg/ngày; duy trì dùng thuốc từ 7-10 ngày;
  • Điều trị nhiễm khuẩn da & mô mềm: Uống 500mg/lần x 1-2 lần/ngày; duy trì dùng thuốc từ 7-14 ngày.

Lưu ý:

  • Đối với bệnh nhân suy gan và người cao tuổi, không cần điều chỉnh liều (trừ trường hợp cần cân nhắc về chức năng thận);
  • Bệnh nhân suy thận (ClCr
  • Thuốc Cravit Tab không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, do vậy có thể uống mà không liên quan đến bữa ăn;
  • Cần bổ sung đầy đủ nước cho bệnh nhân uống viên nén Cravit Tab để ngăn cản sự hình thành nước tiểu cô đặc. Tinh thể niệu và trụ niệu đã được ghi nhận khi dùng thuốc Quinolon.

3. Tác dụng phụ của thuốc Cravit Tab

Trong quá trình điều trị nhiễm trùng bằng thuốc Cravit Tab, người dùng có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Phản ứng có thể có: Buồn nôn, nôn, thay đổi vị giác, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), chóng mặt nhức đầu;
  • Phản ứng hiếm khi xảy ra: Đau sưng khớp/cơ/gân; đau bụng, thay đổi thị giác, có phản ứng dị ứng, nhạy cảm với ánh nắng;
  • Phản ứng rất hiếm: Rối loạn tinh thần, động kinh, rối loạn nhịp tim, đau ngực, bồn chồn lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt, vàng da, có dấu hiệu bội nhiễm khi dùng kéo dài.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Cravit Tab

Chống chỉ định dùng thuốc Cravit Tab cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc (đặc biệt là Levofloxacin, Ofloxacin), các thuốc nhóm Quinolon;
  • Trẻ em và thiếu niên (
  • Phụ nữ có thai & đang cho con bú;
  • Bệnh nhân bị động kinh;
  • Người có tiền sử rối loạn (đau) gân cơ do dùng kháng sinh Fluoroquinolon;

Đồng thời thận trọng dùng thuốc Cravit Tab cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị suy chức năng thận;
  • Có hoặc nghi có rối loạn thần kinh có thể gây ra cơn động kinh;
  • Bệnh nhân tiểu đường đang dùng phối hợp với thuốc hạ glucose máu (đặc biệt với các thuốc Insulin hoặc Sulfonylurea);
  • Người mắc bệnh lý tim nặng như: Loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim cục bộ (có thể có QT kéo dài), bệnh nhân mất cân bằng điện giải chưa được điều chỉnh (như hạ magie máu, hạ kali máu), bệnh nhân đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III;
  • Bệnh nhân co nhược cơ nặng.

5. Tương tác của thuốc Cravit Tab

Thuốc Cravit Tab có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng axit chứa Magie, Nhôm, Sucralfat, Sắt và các chế phẩm multi-vitamin có chứa kẽm. Do vậy cần uống thuốc Cravit Tab trước 2 giờ;
  • Theophylin: Cần theo dõi nồng độ Theophylin chặt chẽ và điều chỉnh liều Cravit Tab phù hợp để tránh các tác dụng phụ không mong muốn do tăng nồng độ Theophylin trong huyết tương;
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Thành phần Levofloxacin trong Cravit Tab với các NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật;
  • Thuốc chống tiểu đường: Bệnh nhân phối hợp thuốc Quinolon với thuốc chống tiểu đường có thể tăng nguy cơ rối loạn glucose máu (tăng/giảm đường huyết). Để tránh điều này cần theo dõi chỉ số glucose máu cẩn thận khi dùng phối hợp 2 loại thuốc trên;
  • Thuốc chống đông máu (Wafarin): Dùng phối hợp với Cravit Tab có thể làm tăng chuyển hóa Warfarin ở gan ức chế, do đó kéo dài thời gian Prothrombin;
  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (như Procainamide Hydrochloride hay Quinidine Sulfate) và thuốc chống loạn nhịp nhóm III (như Sotalol hydrochloride và Amiodarone Hydrochloride): Nếu dùng phối hợp với Cravit Tab có thể gây kéo dài khoảng QT;
  • Didanosin: Theo ghi nhận, Didanosin có thể làm giảm sự hấp thu của Levofloxacin. Do vậy cần uống Cravit Tab ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống Didanosin;
  • Thuốc chống trầm cảm: Levofloxacin dùng phối hợp với thuốc Imipramin có thể tăng tác dụng kéo dài khoảng QT.

Để an toàn hơn cho chính sức khỏe và tốt cho quá trình điều trị bệnh, ngoài việc tham khảo những thông tin trên, người bệnh cũng nên chủ động hỏi ý kiến các bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc Cravit Tab.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-cua-thuoc-cravit-tab-500/