Công dụng của thuốc Mirapime

Công dụng của thuốc Mirapime

Mirapime là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Với hoạt chất chính là Cefepime Hydrochloride, thuốc Mirapime được sử dụng nhiều cho bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đường tiểu, da và cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, phụ khoa hay nhiễm khuẩn huyết. Mirapime cũng được dùng điều trị chứng sốt giảm bạch cầu và viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em.

1. Thuốc Mirapime có tác dụng gì?

Mirapime là thuốc dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Cefepime Hydrochloride có hàm lượng 1g mỗi lọ. Hoạt chất Cefepime là 1 kháng sinh thuộc họ beta lactam, được thử nghiệm lâm sàng và cho thấy hiệu quả kháng khuẩn, trị ký sinh trùng với các chủng từ nhạy cảm đến đề kháng rõ ràng. Trong mỗi hộp thuốc Mirapime sẽ bao gồm 1 lọ bột chứa bột thuốc và 1 ống nước pha tiêm.

Từ tác dụng của Mirapime, thuốc Mirapime được chỉ định sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trong các trường hợp:

  • Nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng (bao gồm cả có viêm bể thận kèm theo);
  • Viêm phổi nặng và kèm theo nhiễm khuẩn huyết gây ra do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc;
  • Nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da bởi các chủng như Staphylococcus aureus nhạy cảm với Methicillin và do các chủng Streptococcus pyogenes nhạy cảm với Cefepime;
  • Ngoài ra còn có nhiễm khuẩn khoang bụng, đường mật, phụ khoa…;
  • Trị chứng sốt giảm bạch cầu;
  • Viêm màng não gây ra bởi vi khuẩn ở trẻ em.

Không nên dùng thuốc Miradone cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị hoặc có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hoặc B-lactam khác.;
  • Bệnh nhân dị ứng với L-arginine (một thành phần của chế phẩm);
  • Quá mẫn cảm với hoạt chất Cefepime.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Mirapime

Cách dùng: Có thể tiêm tĩnh mạch chậm 3 – 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch, tiêm bắp sâu với liều lượng Cefepime tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp bệnh.

Liều dùng:

  • Đối với nhiễm khuẩn nặng đường niệu có biến chứng (bao gồm cả có viêm bể thận kèm theo) hoặc nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc da: Bệnh nhân >12 tuổi, tiêm tĩnh mạch 2g, các liều cách nhau 12 giờ, trong vòng 10 ngày;
  • Ðối với viêm phổi nặng, kể cả có nhiễm khuẩn huyết kèm theo: 2g/lần x 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ, dùng trong 7 – 10 ngày;
  • Liều lượng với bệnh nhân suy thận: Người bệnh bị suy thận (có độ thanh thải creatinin
  • ClCr 30 – 60ml/phút: Liều dùng trong 24 giờ như liều thông thường;
  • ClCr 10 – 30ml/phút: Liều dùng trong 24 giờ sẽ bằng 1/2 liều thường dùng;
  • ClCr

3. Tác dụng phụ của thuốc Mirapime

Bên cạnh các công dụng điều trị, thuốc Mirapime có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Đau bụng, tiêu chảy;
  • Phát ban và đau chỗ tiêm.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Mirapime:

  • Sốt hoặc nhức đầu;
  • Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt hay test Coombs trực tiếp dương tính mà không có tán huyết;
  • Viêm tắc tĩnh mạch (khi tiêm tĩnh mạch);
  • Buồn nôn, nôn, nhiễm nấm hoặc nhiễm nấm Candida ở miệng;
  • Xuất hiện mày đay và ngứa;
  • Tăng các enzym gan (có thể phục hồi);
  • Dị cảm.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Mirapime:

Làm gì khi gặp các tác dụng ngoài ý muốn? Trong quá trình sử dụng thuốc Mirapime mà gặp phải các triệu chứng như trên hoặc biểu hiện bất thường, cần ngừng dùng thuốc và cho bác sĩ biết ngay để được tư vấn cách khắc phục thích hợp.

Với trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc: Ngưng dùng Mirapime và thay bằng thuốc kháng sinh khác phù hợp hơn như Vancomycin. Tránh sử dụng các thuốc chống tiêu chảy để làm giảm triệu chứng tác dụng phụ.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Mirapime

  • Bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ với Penicillin (khoảng 5 – 10% người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin sẽ dị ứng chéo với kháng sinh nhóm Cephalosporin). Trường hợp nhiễm khuẩn nặng phải điều trị bằng thuốc loại B-lactam thì có thể dùng Cephalosporin cho bệnh nhân dị ứng với Penicillin nhưng vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ và cần luôn sẵn sàng các phương tiện điều trị sốc phản vệ.
  • Cân nhắc giảm liều đối với người bệnh bị suy thận.
  • Cần kiểm tra kĩ bằng mắt các dung dịch thuốc Cefepime trước khi sử dụng để tiêm nhằm xem có tủa không, đảm bảo tính an toàn khi dùng thuốc Mirapime.
  • Chưa xác định được tác dụng và tính an toàn của thuốc Mirapime khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

5. Tương tác của thuốc Mirapime

Amikacin khi dùng kết hợp với hoạt chất Cefepime sẽ ít gây nguy cơ độc với thận hơn là Gentamicin hoặc Tobramycin dùng phối hợp với Cefalotin. Không sử dụng thuốc Mirapime đồng thời với thuốc Furosemid vì việc kết hợp này sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của người sử dụng.

Bài viết đã cung cấp thông tin Mirapime là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Vì Mirapime là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ hay người có chuyên môn để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-cua-thuoc-mirapime/