Công dụng thuốc Alaxime

Công dụng thuốc Alaxime

Alaxime là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc thường được chỉ định dùng cho các đối tượng nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở đường hô hấp, niệu sinh dục, ổ bụng, da và mô mềm, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não.

1. Tìm hiểu về thuốc Alaxime

Thuốc Alaxime có thành phần chính là Cefuroxim sodium – 1 kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm Cephalosporin. Thuốc thuộc nhóm đặc trị ký sinh trùng và chống các loại nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…

Alaxime được bào chế dạng bột pha tiêm, được sản xuất bởi Alpa Laboratories Ltd. – ẤN ĐỘ và được phép lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký VN-10965-10.

2. Thuốc Alaxime có công dụng gì?

Với thành phần chính là Cefuroxim sodium – Thuốc có hoạt tính kháng khuẩn nhờ sự ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu. Vì vậy Alaxime thưởng được chỉ định điều trị trong một số trường hợp sau:

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Alaxime như thế nào?

3.1 Cách dùng

Mỗi loại thuốc sẽ có chỉ định sử dụng khác nhau như uống, tiêm, ngoài da. Thuốc Alaxime có dạng bột pha tiêm nên được dùng tiêm cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng, có thể tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 đến 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch.

3.2 Liều lượng

  • Người lớn: Liều thường dùng 750mg/ 8 giờ, tiêm IM hoặc IV;
  • Nhiễm khuẩn nặng: Liều 750 mg – 1,5g/ mỗi 8 giờ, tiêm IV. Tổng liều 3g đến 6g/ngày, dùng trong 10 ngày;
  • Bệnh nhân suy thận ClCr 10 – 20mL/phút: 750mg tiêm IV/ 12 giờ; ClCr – Trẻ > 3 tháng: 50 – 100 mg/kg/ngày;
  • Có thể dùng liều cao hơn 100 mg/kg/ngày với bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng;
  • Nhiễm khuẩn xương khớp: Dùng liều 150 mg/kg/ngày,
  • Bệnh nhân viêm màng não: Dùng 200 – 240 mg/kg/ngày.
  • Trẻ em và trẻ còn rất nhỏ:30mg đến 60 mg/kg thể trọng/ ngày. Nếu cần có thể tăng đến 100 mg/ kg/ngày, chia làm 3 – 4 liều nhỏ.
  • Trẻ sơ sinh có thể dùng tổng liều hàng ngày tương tự, nhưng chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.

Lưu ý: Tùy thể trạng cụ thể từng bệnh nhân mà có chỉ định liều lượng cho phù hợp.

4. Tác dụng phụ khi dùng Alaxime

Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc mà người dùng có thể gặp phải gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, viêm ruột; buồn nôn và nôn mửa;
  • Đau bụng;
  • Viêm âm đạo;
  • Rối loạn chức năng gan, chức năng thận;
  • Thiếu máu, xuất huyết và một số rất ít bị viêm đại tràng giả mạc.
  • Nhức đầu và động kinh;
  • Tăng bạch cầu ưa Eosine và sự gia tăng của các enzyme ở gan.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Alaxime và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Alaxime xảy ra như thế nào?

Khi kết hợp Alaxime cùng các thuốc hoặc loại thực phẩm khác có thể gặp những tương tác xảy ra. Việc này có thể ảnh hưởng đến việc làm tăng các tác dụng phụ. Các tương tác với Alaxime gồm:

  • Nếu kết hợp Alaxime với thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2, có thể gây tăng pH dạ dày. Vì vậy nên dùng cách sau 2 tiếng.
  • Probenecid liều cao sẽ làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao và kéo dài hơn.
  • Khả năng gây nhiễm độc thận tăng do Aminoglycosid .
  • Rượu bia, thuốc lá đồ uống có cồn có thể làm thay đổi thành phần trong thuốc.

6. Một số lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Alaxime

  • Phụ nữ đang mang thai: Được xem là an toàn khi chưa có nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên việc bắt buộc phải sử dụng nên tuân theo ý kiến bác sĩ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Việc thuốc bài tiết trực tiếp qua sữa mẹ có thể gây tình trạng tiêu chảy, phát ban hoặc tưa lưỡi cho trẻ. Vì vậy nên cân nhắc trước khi quyết định dùng thuốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Alaxime, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Alaxime là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-alaxime/