Công dụng thuốc Amnam 1g

Công dụng thuốc Amnam 1g

Amnam 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Amnam 1g là thuốc gì và lưu ý khi sử dụng.

1. Amnam 1g là thuốc gì?

Thuốc Amnam 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là hỗn hợp bột vô khuẩn gồm Imipenem 500mg và Cilastatin 500mg.

Imipenem là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm beta – lactam, có tác dụng diệt khuẩn nhanh do tương tác với một số protein gắn kết với penicillin (PBP) trên màng ngoài của tế bào vi khuẩn. Từ đó, ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế tương tự các kháng sinh beta – lactam khác.

Imipenem có tác dụng diệt các loại vi khuẩn Gram âm, Gram dương, ưa khí và kỵ khí, bao gồm cả các chủng tiết beta – lactamase.

Tuy nhiên, Imipenem dễ bị chuyển hóa ở thận bởi enzym dehydropeptidase I. Do đó, imipenem thường được kết hợp với cilastatin – là một chất ức chế enzym dehydropeptidase I, giúp bảo vệ Imipenem không bị thủy phân bởi enzym này.

2. Thuốc Amnam 1g có tác dụng gì?

Amnam 1g được chỉ định trong các trường hợp sau:

Không sử dụng Amnam 1g trong trường hợp mẫn cảm với Imipenem và Cilastatin hay bất cứ thành phần nào khác có trong thuốc.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Amnam 1g

Liều lượng thuốc được tính theo imipenem trong hợp chất, tùy thuộc vào từng lứa tuổi và mức độ nhiễm khuẩn.

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm: tiêm truyền tĩnh mạch 1 – 2 g/ngày, chia làm 3 – 4 lần.
  • Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kém nhạy cảm: 50mg/kg/ngày, tối đa 4g/ngày.

Trẻ em:

  • Trẻ trên 3 tháng tuổi: 60mg/kg/ngày, chia làm 4 lần, tối đa 2g/ngày.
  • Trẻ nặng trên 40kg: liều dùng như người lớn.

Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở người lớn: 1000mg truyền tĩnh mạch trước khi bắt đầu gây mê và 1000mg vào 3 giờ sau đó.

Cần giảm liều đối với bệnh nhân suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin từ 30 – 70 ml/phút: 75% liều thường dùng.
  • Độ thanh thải creatinin từ 20 – 30 ml/phút: 50% liều thường dùng.
  • Độ thanh thải creatinin

Cách dùng thuốc:

  • Thuốc dùng đường tiêm.
  • Dung dịch tiêm bắp không được tiêm tĩnh mạch, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch không được tiêm bắp.

4. Tác dụng phụ của thuốc Amnam 1g

Khi sử dụng thuốc Amnam 1g có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Phản ứng tại chỗ: Ban đỏ, đau tại chỗ tiêm, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Phản ứng dị ứng: Ngứa, phát ban, mày đay, ban đỏ đa dạng, phù mạch, hội chứng Steven-Johnson, có thể thấy viêm da bong vảy, nhiễm độc biểu bì hoại tử nhưng rất hiếm.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn vị giác, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc.
  • Huyết học: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm hoặc tăng tiểu cầu, giảm hemoglobin. Test Coombs trực tiếp có thể dương tính.
  • Tăng men gan, bilirubin, phosphatase kiềm, hiếm gặp viêm gan.
  • Suy giảm chức năng thận: Thiểu niệu hoặc vô niệu, tăng ure và creatinin huyết, hiếm gặp suy thận cấp.
  • Nhiễm nấm Candida.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như dị cảm, ảo giác, co giật.

Khi sử dụng thuốc Amnam 1g, nếu người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng hãy ngưng dùng thuốc, liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

5. Tương tác với thuốc Amnam 1g

Khi dùng phối hợp Amnam 1g có thể tương tác với các thuốc sau:

  • Sử dụng đồng thời với ganciclovir có thể gây động kinh toàn thể.
  • Probenecid và các kháng sinh beta – lactam có thể làm tăng độc tính của imipenem.

6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Amnam 1g

Khi sử dụng thuốc Amnam 1g, cần thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Có thể xảy ra dị ứng chéo giữa thuốc Amnam và các kháng sinh nhóm beta-lactam khác như penicillin và cephalosporin. Trước khi điều trị bằng thuốc, nên khai thác kỹ tiền sử quá mẫn với các kháng sinh nhóm beta-lactam trước đó. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng với thuốc, phải ngừng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.
  • Sử dụng thuốc có thể gây viêm đại tràng có màng giả. Do đó, phải thận trọng ở người có tiền sử bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
  • Những tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như rung giật cơ, lú lẫn hoặc co giật thường xảy ra hơn ở những người bệnh bị rối loạn thần kinh trung ương hoặc suy giảm chức năng thận gây tích lũy thuốc. Nếu xảy ra cơ cơ, run cục bộ hoặc co giật, người bệnh phải được khám chuyên khoa thần kinh và điều trị ngay nếu chưa được điều trị trước đó. Phải giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vẫn tiếp tục xảy ra.
  • Không nên dùng thuốc cho người bệnh có độ thanh thải creatinin ≤ 5ml/phút/1,73m2, trừ trường hợp thẩm phân máu trong vòng 48 giờ. Đối với người bệnh đang thẩm phân máu, thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích điều trị lớn hơn hẳn nguy cơ co giật tiềm ẩn.
  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Imipenem có thể đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ, do đó chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và dưới sự chỉ định của bác sĩ khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc trong quá trình dùng thuốc.

Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Amnam 1g, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-amnam-1g/