Công dụng thuốc Amoclav

Công dụng thuốc Amoclav

Thuốc Amoclav là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn được dùng với dạng bột hỗn dịch uống, đóng chai 70 ml. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc Amoclav.

1. Thành phần thuốc Amoclav

Thành phần thuốc Amoclav gồm có:

  • Hoạt chất Amoxicilin (amoxxicilin trihydrat): 400mg/5ml
  • Hoạt chất Acid Clavulanic (Clavulanat kali, Microcrystalline cellulose blend 1:1): 57mg/5ml

2. Chỉ định dùng thuốc Amoclav

Thuốc Amoclav được dùng chỉ định trong các trường hợp sau đây:

3. Cơ chế tác dụng của thuốc Amoclav

Thành phần Amoxicillin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ beta-lactam có phổ kháng khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm do ức chế tổng hợp hình thành thành tế bào vi khuẩn.

Thành phần Acid clavulanic có ái lực cao và liên kết với một số men lactamase cạnh tranh, thuận nghịch do hoạt chất này có cấu trúc tương tự như các penicillin và cephalosporin. Chính vì vậy, acid clavulanic có khả năng ức chế men lactamase do phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Staphylococcus sinh ra.

Ngoài ra, sự kết hợp hoàn hảo giữa Acid clavulanic giúp cho amoxicillin không bị lactamase phân hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicillin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường. Sau khi uống 1 giờ cả hai hoạt chất đạt nồng độ đỉnh và nồng độ này liên quan trực tiếp với liều dùng, tình trạng bệnh.

Thuốc Amoclav không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay sữa và được thải trừ bằng đường tiểu.

4. Liều lượng – Cách dùng thuốc Amoclav

  • Liều thông thường khuyến cáo là uống 250 mg – 500 mg/ lần x 2-3 lần/ngày , mỗi 8 giờ một lần.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi, uống 125 – 250mg x 2-3 lần/ngày, cách mỗi 8 giờ một lần.
  • Trẻ dưới 20kg liều hay dùng là: 20 – 40 mg/kg cân nặng/ngày.
  • Áp xe quanh răng: uống liều 3g x 2 lần/ngày, cách mỗi 8 giờ.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng: uống liều 3g x 2 lần/ngày, cách mỗi 10 – 12 giờ.
  • Dự phòng viêm màng trong tim: liều duy nhất 3g.
  • Trước khi nhổ răng 1 giờ: Liều duy nhất 3g.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp nặng, hay tái phát: 3g/lần x 02 lần/ngày
  • Viêm tai giữa ở trẻ em từ 3-10 tuổi: Uống 750mg/lần x 02 lần/ngày, trong 2 ngày.

Cách sử dụng: Bước 1: Vỗ nhẹ vào chai để toàn bộ lượng bột thuốc chảy xuống dưới đáy chai. Đổ nước sôi để nguội tới vạch đã đánh dấu trên chai, sau đó lắc mạnh để lượng bột thuốc tan hoàn toàn vào nước. Hãy thêm nước nếu cần để điều chỉnh thể tích hỗn hợp đến vạch đánh dấu. Chú ý: lắc kỹ trước khi dùng.

5. Quá liều thuốc Amoclav và hướng xử trí

Khi dùng quá liều thuốc có thể xuất hiện các triệu chứng của quá liều bao gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban, dị ứng. Trường hợp phản ứng mạnh bệnh nhân có thể hôn mê hoặc khó thở cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.

6. Chống chỉ định dùng thuốc Amoclav

Người bệnh có dị ứng hay quá mẫn với penicillin, cephalosporin.

Chống chỉ định dùng thuốc Amoclav bạn phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

7. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Amoclav

Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân dùng thuốc Amoclav như:

  • Viêm dạ dày, đau dạ dày;
  • Nôn, tiêu chảy;
  • Mề đay, dị ứng;
  • Khó thở;
  • Khó nuốt.

Thuốc Amoclav với thành phần là Amoxicillin và Clavulanic acid có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

8. Quên liều thuốc Amoclav và xử trí

Trường hợp quên một liều thuốc Amoclav: Bình thường Amoclav có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với kế hoạch trong đơn thuốc. Loại trừ trường hợp thuốc khác có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thuốc thì cần tuân thủ đúng chỉ định. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thuốc Amoclav thì không nên uống bù, vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể bạn. Hãy uống đúng chỉ định liều dùng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc khi quên liều.

Amoclav là thuốc kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, để đảm bảo dùng thuốc an toàn, đúng liều dùng, đúng chỉ định và tránh các tương tác bất lợi khác thì bạn cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Amoclav, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-amoclav/