Công dụng thuốc Arotan

Công dụng thuốc Arotan

Thuốc Arotan được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Leflunomide 20mg và tá dược vừa đủ. Đây là thuốc ETC (thuốc chỉ định theo đơn bác sĩ) được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp thể hoạt động ở người lớn.

1. Thuốc Arotan có tác dụng gì?

Trong 1 viên thuốc Arotan có chứa 20mg hoạt chất Leflunomide và các tá dược khác. Trong đó, Leflunomide thường được chỉ định để điều trị cho viêm khớp dạng thấp thể hoạt động (ở người lớn) và được xem như là 1 thuốc thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD).

Chống chỉ định dùng thuốc Arotan cho các đối tượng sau:

  • Trẻ em dưới 18 tuổi;
  • Người nhạy cảm với hoạt chất (đặc biệt có tiền sử mắc hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc) hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc;
  • Bệnh nhân suy chức năng gan;
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (ví dụ: AIDS);
  • Bệnh nhân nhiễm trùng nặng;
  • Bệnh nhân suy thận trung bình tới nặng (hiện chưa có kinh nghiệm lâm sàng tới nhóm này);
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tủy xương nặng hoặc thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu nghiêm trọng mà không phải do viêm khớp dạng thấp;
  • Người bị giảm protein máu nặng như hội chứng thận hư.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú (Lưu ý: Phụ nữ phải loại trừ khả năng có thai trước khi bắt đầu điều trị với Leflunomide).

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Arotan

Cách dùng: Uống nguyên viên thuốc Arotan với lượng nước vừa đủ, sự hấp thu của Leflunomide không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Liều dùng: Tùy từng trường hợp cụ thể dùng thuốc Arotan theo đúng chỉ định của bác sĩ. Liều dùng gợi ý cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp như sau:

  • Dùng liều khởi đầu 100mg trong 3 ngày, mỗi ngày uống 1 lần;
  • Liều duy trì uống từ 10-20mg Leflunomide/ngày tùy theo độ nặng của bệnh.

*Lưu ý:

  • Hiệu quả điều trị thường xuất hiện sau 4-6 tuần, và còn có thể cải thiện hơn sau 4-6 tháng;
  • Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ và người lớn tuổi (>65 tuổi).

3. Tác dụng phụ của thuốc Arotan

Trong quá trình sử dụng thuốc Arotan, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

3.1. Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng

  • Trường hợp hiếm gặp: nhiễm trùng nặng, bao gồm nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong;
  • Thành phần Leflunomide có thể gây ức chế miễn dịch, làm tăng sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng cơ hội. Do vậy khi dùng thuốc Arotan tỷ lệ mắc phải nhiễm trùng có thể tăng (ví dụ như viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi).

3.2. U lành tính, ác tính và chưa xác định (u nang, polyp)

Có thể có nguy cơ khối u ác tính, đặc biệt trong rối loạn tăng sinh Lympho, tăng khi dùng với một số chất ức chế miễn dịch.

3.3. Rối loạn máu và hệ bạch huyết

  • Thường gặp: Giảm bạch cầu (lượng bạch cầu trong máu >2 G/l);
  • Không phổ biến: Thiếu máu, giảm tiểu cầu nhẹ (lượng tiểu cầu
  • Hiếm gặp: Giảm 3 dòng tế bào máu ngoại vi, giảm bạch cầu (lượng bạch cầu tăng bạch cầu ái toan;
  • Rất hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt.

Việc dùng những chất có nguy cơ gây độc tủy đồng thời hoặc liên tục có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên máu.

3.4. Rối loạn hệ thống miễn dịch

  • Thường gặp: Xuất hiện phản ứng dị ứng nhẹ;
  • Rất hiếm gặp: Các phản ứng sốc phản vệ nặng, viêm mạch, viêm mạch hoại tử da.

3.5. Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

  • Thường gặp: Tăng creatine phosphokinase (CPK);
  • Không thường gặp: Hạ Kali máu, tăng Lipid máu, hạ Phosphat máu;
  • Hiếm gặp: Tăng chỉ số cholesterol LDL.
  • Chưa xác định: Hạ axit uric máu.

3.6. Rối loạn tâm thần, thần kinh

Thường gặp: Dị cảm, chóng mặt đau đầu, bệnh lý thần kinh ngoại biên, lo lắng.

3.7. Rối loạn hô hấp, lồng ngực, trung thất

Hiếm gặp: Bệnh phổi mô kẽ (bao gồm viêm phổi mô kẽ) có thể gây tử vong.

3.8. Rối loạn tim mạch

  • Thường gặp: Tăng huyết áp nhẹ;
  • Hiếm gặp: Tăng huyết áp trầm trọng.

3.9. Rối loạn tiêu hóa

  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng, rối loạn niêm mạc miệng (như: viêm loét miệng, áp-tơ miệng), sụt cân, biếng ăn, suy nhược;
  • Không phổ biến: Rối loạn vị giác;
  • Rất hiếm gặp: Viêm tụy.

3.10. Rối loạn gan mật

  • Thường gặp: Tăng các chỉ số của gan (như ALT, Gamma-GT, Bilirubin, Phosphatase kiềm);
  • Hiếm gặp: Vàng da/tắc mật viêm gan;
  • Rất hiếm gặp: Các tổn thương gan nặng như suy gan, hoại tử gan cấp tính có thể gây tử vong.

3.11. Rối loạn da và mô dưới da

  • Thường gặp: Tăng rụng tóc, phát ban (bao gồm ban dạng nốt- sần), Eczema, khô da, ngứa ngáy;
  • Không thường gặp: Nổi mề đay;
  • Hiếm gặp: Hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng, Lupus ban đỏ.

3.12. Rối loạn cơ xương và mô liên kết

3.13. Rối loạn thận và tiết niệu

  • Rối loạn hệ sinh sản, rối loạn tuyến vú;
  • Chưa xác định: Suy thận, giảm nhẹ nồng độ tinh trùng (có hồi phục), tổng lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Arotan, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Arotan

Việc điều trị đồng thời hoặc gần đây có sử dụng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm có độc tính trên gan hoặc máu (ví dụ Methotrexat) có thể làm gia tăng nguy cơ các phản ứng có hại nghiêm trọng. Do vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Arotan.

Ngoài ra, việc chuyển từ Leflunomide sang các thuốc DMARD mà bỏ qua biện pháp thải trừ thuốc trước đó cũng có thể làm gia tăng nguy cơ các phản ứng có hại nghiêm trọng.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất và phòng tránh những tác dụng không mong muốn, khi sử dụng thuốc Arotan, người bệnh nên làm theo mọi hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-arotan/