Công dụng thuốc Bifradin

Công dụng thuốc Bifradin

Thuốc Bifradin có thành phần hoạt chất chính là Cephradine và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I, có công dụng trong điều trị nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

1. Thuốc Bifradin là thuốc gì?

Thuốc Bifradin là thuốc gì? Thuốc Bifradin có thành phần hoạt chất chính là Cephradine và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I, có công dụng trong điều trị nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Thuốc Bifradin được bào chế dưới dạng viên nang, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

1.1. Dược lực học của hoạt chất Cephradine

Hoạt chất Cephradine là kháng sinh Cephalosporin thế hệ I.

1.2. Dược động học của hoạt chất Cephradine

  • Khả năng hấp thu: Hoạt chất Cephradine bền vững ở môi trường acid và được hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hoá.
  • Khả năng phân bố: Khoảng 6-20% hoạt chất Cephradine liên kết với protein huyết tương. Thuốc được phân bố rộng rãi trong các mô và dịch thể, nhưng ít vào dịch não tuỷ. Thuốc qua được nhau thai và hệ tuần hoàn thai nhi và tiết với lượng nhỏ vào sữa mẹ.
  • Khả năng chuyển hoá: Hoạt chất Cephradine hầu như không chuyển hoá trong cơ thể.
  • Khả năng thải trừ: Khoảng 60-90% hoặc hơn của một liều uống được bài tiết trong vòng 6 giờ ở những người có chức năng thận bình thường.

1.3. Tác dụng của hoạt chất Cephradine

  • Hoạt chất chính Cephradine là một kháng sinh nhóm Cephalosporin bán tổng hợp. Thuốc có công dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp mucopeptid đối với thành tế bào vi khuẩn.
  • Hoạt chất Cephradine có tác dụng đối với nhiều vi khuẩn gram dương bao gồm Staphylococcus aureus tiết hoặc không tiết penicilinase, các Streptococcus tan máu beta nhóm A, các Streptococcus nhóm B và Streptococcus pneumoniae.
  • Hoạt chất Cephradine có tác dụng hạn chế đối với các vi khuẩn gram âm, mặc dù một vài chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và shigella có thể bị ức chế in vitro bởi những loại thuốc này.
  • Hoạt chất Cephradine không có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn như Enterococcus, Staphylococcus kháng methicillin, Bacteroides fragilis…

2. Tác dụng của thuốc Bifradin

Thuốc Bifradin có công dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trên vi khuẩn còn nhạy cảm, cụ thể là như sau:

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Bifradin

Cách dùng và liều dùng của thuốc Bifradin như sau:

3.1. Cách dùng của thuốc Bifradin

Thuốc Bifradin được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thích hợp sử dụng theo đường uống. Người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều sử dụng thuốc.

3.2. Liều dùng của thuốc Bifradin

Đối với người lớn:

  • Liều dùng điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng đường hô hấp (ngoại trừ viêm phổi thủy), nhiễm trùng đường niệu không biến chứng: dùng liều 500mg x 2 lần/ngày
  • Liều dùng điều trị nhiễm trùng đường niệu nặng bao gồm cả bệnh viêm tuyến tiền liệt và viêm phổi thùy: dùng liều 500mg x 4 lần/ngày hoặc 1g x 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em:

  • Liều dùng với trẻ trên 9 tháng tuổi: dùng 25-50mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 4 lần.
  • Liều dùng điều trị viêm tai giữa nguyên nhân do Influenzae 75-100mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 4 lần, tối đa 4g/ngày.

Người suy thận: giảm liều điều trị theo ClCr.

3.3. Chú ý về liều điều trị của thuốc

  • Liều dùng cao tới 300 mg/kg thể trọng đã được sử dụng đối với trẻ nhỏ bị ốm nặng mà không có phản ứng không mong muốn rõ rệt.
  • Liều dùng tối đa cho trẻ em: không quá 8 g/ngày.
  • Đối với người suy thận phải giảm liều với liều bắt đầu là 750mg và liều duy trì là 500 mg. Khoảng cách giữa các liều dùng dựa vào độ thanh thải của Creatinin.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Bifradin

Trong quá trình sử dụng thuốc Bifradin, người sử dụng có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, hội chứng Lyell, thay đổi chỉ số huyết học, tăng men gan, thay đổi chức năng thận, viêm phổi, bội nhiễm, thiếu hụt vitamin K và vitamin B.
  • Đau nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ảo giác.

Bạn cần chủ động ngưng sử dụng thuốc khi cơ thể xuất hiện phản ứng quá mẫn. Đồng thời, bạn cần chủ động liên hệ với bác sĩ điều trị để có cách xử trí phù hợp.

5. Tương tác của thuốc Bifradin

Nếu bạn sử dụng đồng thời thuốc Bifradin với thuốc Probenecid uống sẽ cạnh tranh ức chế bài tiết của đa số các Cephalosporin ở ống thận, làm tăng và kéo dài nồng độ của hoạt chất Cephalosporin trong huyết thanh.

Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý trong việc liệt kê cẩn thận với bác sĩ điều trị hay dược sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng. Những loại thuốc đó bao gồm thuốc kê toa hay không kê toa, thuốc dùng đường uống hay thuốc bôi ngoài da, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các loại vitamin và chất khoáng khác…

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Bifradin

Trong quá trình dùng thuốc Bifradin, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

6.1. Chống chỉ định của thuốc Bifradin

Thuốc Bifradin chống chỉ định hay không được sử dụng cho các trường hợp dị ứng hoặc mẫn cảm với hoạt chất Cefradin.

6.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Bifradin

Bạn cần chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc Bifradin cho những người bệnh sau:

  • Người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm với Penicillin, Cephalosporin.
  • Người có cơ địa dị ứng.
  • Người bị bệnh suy thận, có thể phải giảm liều dùng.
  • Bạn cần chủ động theo dõi chức năng thận và máu trong khi điều trị, nhất là khi sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài, với liều cao.

6.3. Cách bảo quản thuốc Bifradin

  • Bảo quản thuốc Bifradin trong bao bì của nhà sản xuất.
  • Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Không được bảo quản loại thuốc này ở những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay với của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Thuốc khi đã hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước, trừ trường hợp bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Bifradin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Bifradin để điều trị bệnh tại nhà. Do có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-bifradin/