Công dụng thuốc Cedifrad 500

Công dụng thuốc Cedifrad 500

Thuốc Cedifrad 500 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm trùng. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Cedifrad 500 là thuốc gì và lưu ý khi sử dụng.

1. Cedifrad 500 là thuốc gì?

Cedifrad 500 là thuốc gì? Thuốc Cedifrad 500 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần chính là Cefradin hàm lượng 500mg. Cefradine là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I, có phổ kháng khuẩn trung bình. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn thông qua sự ức chế tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.

Cefradine tác dụng trên các loại vi khuẩn gram dương như tụ cầu, phế cầu, liên cầu (trừ liên cầu kháng methicillin) và một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Shigella, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis.

Các chủng kháng Cefradine là Staphylococcus kháng methicillin, Pseudomonas aeruginosa, Proteus có phản ứng indol dương tính, các Enterobacter, enterococcus, Bacteroid.

Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sau khi uống liều 500mg thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu khoảng 15-120mcg/ml sau khoảng 1-2 giờ và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải trung bình là 1-1,5 giờ. Thuốc có thể tiết qua nhau thai và sữa mẹ nhưng ít tiết qua dịch não tuỷ.

2. Thuốc Cedifrad 500 có tác dụng gì?

Thuốc Cedifrad 500 được sử dụng trong các trường hợp sau:

Không sử dụng Cedifrad 500 trong trường hợp người bệnh mẫn cảm với Cefradine hoặc với các kháng sinh nhóm Cephalosporin khác.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cedifrad 500

3.1.Liều lượng

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp (trừ viêm phổi thùy): uống 500mg x 2 lần/ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi thùy: uống 500mg x 4 lần/ngày hoặc 1g x 2 lần/ngày. Có thể tăng liều lượng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc mãn tính.

Trẻ em

Liều thông thường 25 – 50mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần/ngày. Với viêm tai giữa do Influenzae uống 75 – 100mg/kg/ngày, chia 2- 4 lần/ngày, liều tối đa 4g/ngày.

Đối với người suy thận cần điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinine.

3.2.Cách dùng thuốc

  • Thuốc dùng đường uống, không phụ thuộc vào thức ăn
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc mãn tính, có thể tăng liều lên 1g x 4 lần/ngày. Nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất trong 48 – 72 giờ sau khi không còn triệu chứng hoặc có bằng chứng về việc vi khuẩn đã bị loại bỏ.
  • Nhiễm khuẩn do các chủng tan máu Streptococci, nên điều trị ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm cầu thận hoặc sốt thấp khớp.
  • Điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, trong quá trình điều trị cần thường xuyên đánh giá vi khuẩn và triệu chứng lâm sàng, có thể cần đánh giá cả vài tháng sau đó.
  • Nhiễm khuẩn mạn tính có thể cần điều trị nhiều tuần, không dùng liều nhỏ hơn liều thông thường đã nêu ở trên.

4. Tác dụng phụ của thuốc Cedifrad 500

Khi sử dụng thuốc Cedifrad 500 có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Phản ứng quá mẫn, phản vệ, sốt, phát ban, mày đay.
  • Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả.
  • Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid, biến chứng chảy máu.
  • Tăng men gan
  • Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ảo giác.

Khi sử dụng thuốc Cedifrad 500, nếu người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng hãy ngưng dùng thuốc, liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

5. Tương tác với thuốc Cedifrad 500

Khi dùng phối hợp Cedifrad 500 có thể tương tác với các thuốc sau:

  • Dùng đồng thời với probenecid sẽ ức chế bài tiết Cefradine ống thận, làm tăng nồng độ của Cefradine trong huyết thanh.
  • Thuốc lợi tiểu quai có thể làm tăng độc tính của cephalosporin trên thận.

6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cedifrad 500

Khi sử dụng thuốc Cedifrad 500, cần thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Trước khi bắt đầu điều trị với cefradine, phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng với cephalosporin và penicillin của người bệnh vì nguy cơ gây dị ứng chéo.
  • Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây tình trạng kháng thuốc do sự đề kháng của vi khuẩn.
  • Nên giảm liều với người suy thận khi sử dụng Cefradin. Cần theo dõi chức năng thận trong quá trình điều trị, nhất là khi dùng thuốc liều cao và kéo dài.
  • Chưa có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng điều trị bằng Cefradin cho phụ nữ mang thai nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này.
  • Cefradin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp, khi đó có thể xảy ra một số hiện tượng với trẻ bú mẹ như thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, tác động trực tiếp lên trẻ và ảnh hưởng đến nhận định kết quả cấy vi khuẩn khi cần kiểm tra khi trẻ sốt. Tuy nhiên, Cefradin có thể dùng cho phụ nữ cho con bú. Khi xuất hiện tiêu chảy hoặc phát ban trên da nên cho trẻ ngừng bú hoặc ngừng thuốc.
  • Cần cẩn trọng khi lái xe hay vận hành máy móc do Cefradine có thể gây chóng mặt.

Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Cedifrad 500 trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-cedifrad-500/