Công dụng thuốc Cekadym

Công dụng thuốc Cekadym

Thuốc Cekadym được chỉ định để chống nhiễm khuẩn cho cơ thể như: nhiễm trùng huyết, áp-xe phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường niệu…. Đây là loại thuốc điều trị hiệu quả các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng và nhiều trường hợp khác bị nhiễm khuẩn, gây tổn thương tới cơ quan, bộ phận khác nhau trên cơ thể.

1. Thuốc Cefdifort Cap là thuốc gì?

Thuốc Cekadym có thành phần bao gồm hoạt chất Ceftazidime với hàm lượng 1g, cùng với đó là 1 số loại tá dược tá dược và phụ liệu khác. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, phù hợp sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Thuốc Cekadym có tác dụng gì? Thuốc Cekadym là một loại kháng sinh từ lâu đã được dùng rất rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn ở một số vị trí trên cơ thể. Thuốc Cekadym 1g với thành phần chính là Ceftazidime- kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Loại kháng sinh này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Từ đó, dược chất có công dụng làm suy yếu và tiêu diệt chúng, ngoài ra dược chất Ceftazidime còn có khả năng chống lại tác dụng của penicilinase, từ đó đem lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ.

2. Thuốc Cekadym điều trị bệnh gì?

Thông thường, thuốc Cekadym 1g chỉ được sử dụng đối với những người bị mắc các nhiễm khuẩn nặng mà các loại kháng sinh khác không đáp ứng được, có thể kể đến như:

  • Điều trị nhiễm trùng nặng đối với những người bị suy giảm chức năng miễn dịch do máu.
  • Điều trị nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng khi bị bỏng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn màng bụng, phúc mạc.

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đường tiết niệu, vùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng xương và khớp, viêm nhiễm phụ khoa, ổ bụng, nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm cả viêm màng não).

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Cekadym

3.1. Liều dùng của thuốc Cekadym

  • Liều dùng đối với người lớn: thông thường liều dùng là 1g mỗi 8 giờ hoặc 2g mỗi 12 giờ.
  • Liều dùng đối với người người lớn hơn 70 tuổi cần giảm liều điều trị xuống còn thấp hơn 3g/ngày.
  • Còn liều dùng đối với trẻ em trên 2 tháng tuổi là 30 – 100mg/kg/ngày, một ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Liều dùng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi là 25 – 60mg/kg/ngày, một ngày sử dụng 2 lần.
  • Người bệnh đang thẩm tách máu: cuối mỗi lần thẩm tách có thể sử dụng thêm 1g thuốc Cekadym 1g.
  • Người bệnh đang thẩm tách màng bụng: bắt đầu với liều dùng là 1g, sau đó giảm còn 500mg mỗi 24 giờ.

3.2. Cách dùng thuốc Cekadym hiệu quả

  • Thuốc Cekadym được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, phù hợp sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Loại thuốc này nên được sử dụng ngay sau khi pha bằng cách tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Cần thuốc Cekadym trong nước cất pha tiêm hoàn toàn vô khuẩn hoặc những dung môi đã được quy định.
  • Việc pha thuốc và thực hiện thuốc cần được thực hiện bởi những nhân viên y tế có trình độ chuyên môn.

3.3. Trường hợp quá/ quên liều thuốc Cekadym

  • Trong trường hợp quá liều thuốc Cekadym 1g: Khi có biểu hiện bất thường do dùng quá liều thuốc Cekadym cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Trong trường hợp quên liều thuốc Cekadym 1g: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bạn cần lưu ý không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Đồng thời, thuốc Cekadym được thực hiện bởi nhân viên y tế nên hạn chế được trường hợp quên hay quá liều thuốc.

4. Tác dụng không mong muốn thuốc Cekadym

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Cekadym cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau:

Tác dụng không mong muốn của thuốc Cekadym thường được chia thành nhiều mức độ khác nhau như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: tại chỗ tiêm thường có biểu hiện kích ứng, một số phản ứng trên da và đối với hệ tiêu hóa.
  • Tác dụng phụ ít gặp hơn: mệt mỏi, đau nhức đầu, sốt, rối loạn vị giác, dùng liều sai quy cách có thể gây ra phản ứng phản vệ, co giật.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: mất bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán.

Người dùng cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn xử lý kịp thời khi các triệu chứng trên không thuyên giảm hoặc xuất hiện một số triệu chứng mới chưa xuất hiện.

5. Tương tác của thuốc Cekadym

  • Thuốc Cekadym khi sử dụng cùng với Aminoglycoside hoặc một số thuốc lợi tiểu mạnh như Ceftazidime, Furosemid sẽ gây độc tính đối với thận, vì vậy cần giám sát chức năng thận khi điều trị liều cao trong thời gian dài.
  • Tránh sử dụng thuốc Cekadym với Chloramphenicol, vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn.
  • Tương tác của thuốc Cekadym có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hay dược sĩ lâm sàng biết về những loại sản phẩm thảo dược hoặc những sản phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của người sử dụng.
  • Tương tác của thuốc Cekadym với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá… do trong các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể gây ra hiện tượng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Cekadym hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Cekadym cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hoặc có thường xuyên hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Cekadym

6.1. Chống chỉ định của thuốc Cekadym

  • Người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin hay thành phần của thuốc.

Chống chỉ định của thuốc Cekadym chính là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc sử dụng thuốc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, tốt nhất người sử dụng thuốc cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng, cách dùng.

6.2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Cekadym

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cekadym đối với những người có tiền sử dị ứng với Ceftazidime, các cephalosporin và các penicillin.
  • Cần giảm tổng liều điều trị hàng ngày đối với người bị suy thận.
  • Thận trọng khi dùng thuốc đối với những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.
  • Khi sử dụng đối với trẻ nhỏ thì chỉ nên tiêm tĩnh mạch.
  • Điều trị thường xuyên và không hợp lý bằng thuốc Cekadym có thể làm gia tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, chú ý chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Nghiêm cấm người bệnh tự ý bỏ liều hoặc thay đổi liều sử dụng. Tuân theo đúng liều sử dụng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Trên một số những người có mức độ nhiễm khuẩn khác nhau có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có liều sử dụng phù hợp nhất.
  • Không nên sử dụng thuốc Cekadym cho người lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây mất tập trung.
  • Sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cekadym cho phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú nguyên nhân là do độ an toàn chưa được đảm bảo. Chỉ sử dụng thuốc Cekadym cho các đối tượng này khi được bác sĩ chỉ định.

6.3. Cách bảo quản thuốc Cekadym

  • Bảo quản thuốc Cekadym ở những nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C trong đồ bao gói kín, tránh nơi có độ ẩm cao và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Cekadym tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Cekadym khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đổi màu hay chất, mùi mốc. Tham khảo ý kiến từ các công ty xử lý môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt bỏ hay xả thuốc xuống bồn cầu hoặc hệ thống đường ống dẫn nước.
  • Khi được bác sĩ điều trị chỉ định sử dụng, người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị/ dược sĩ lâm sàng trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Cekadym để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-cekadym/