Công dụng thuốc Ciprobay 400mg

Công dụng thuốc Ciprobay 400mg

Thuốc Ciprobay 400mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Ciprobay chứa thành phần chính là Ciprofloxacin với hàm lượng 400mg/200ml, được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu chi tiết về công dụng của thuốc Ciprobay 400mg

1. Chỉ định dùng thuốc Ciprobay 400mg

Thuốc Ciprobay 400mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn.
  • Viêm cầu thận cấp tính và mãn tính, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.
  • Viêm tai giữa, viêm xoang do vi khuẩn gram(-) gây ra.
  • Nhiễm lậu cầu
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm.
  • Tiêu chảy nhiễm khuẩn
  • Viêm đường mật
  • Viêm phúc mạc
  • Viêm phần phụ
  • Viêm xương khớp
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Điều trị và ngăn cản nhiễm trùng trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
  • Khử trùng đường ruột.
  • Điều trị nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng,viêm phổi cấp nặng do Pseudomonas Aeruginosa, viêm thận do Escherichia Coli.

Không sử dụng thuốc Ciprobay trong các trường hợp:

  • Dị ứng, quá mẫn với thành phần nào trong thuốc và các chất nhóm Quinolone.
  • Trẻ em đang tăng trưởng.
  • Dùng cùng lúc với Tizanidine.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Ciprobay hiệu quả

2.1. Cách sử dụng

Thuốc Ciprobay được dùng cho đường truyền tĩnh mạch. Thời gian truyền thường hơn 1 giờ và khi truyền vào tĩnh mạch giúp giảm sự khó chịu cho người bệnh và giảm nguy cơ kích ứng.

Có thể truyền Ciprofloxacin trực tiếp dung dịch hoặc pha với các dung dịch tương hợp khác.

Phải được tiệt trùng trước khi tiêm và khi tiêm không được xuyên qua mạch máu, nếu không sẽ bị hoại tử mạch máu.

2.2. Liều dùng

Người bệnh nên dùng thuốc Ciprobay theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc tham khảo liều dùng sau:

Trường hợp nhiễm trùng các cơ quan, tổ chức:

  • Người lớn: Dùng Ciprofloxacin mỗi ngày 2 lần.
  • Hô hấp, tiết niệu có biến chứng, sinh dục, tiêu chảy và các nhiễm trùng khác: 400mg Ciprofloxacin /lần.
  • Tiết niệu không biến chứng: 200mg Ciprofloxacin /lần.

Trẻ em và thiếu niên:

  • Xơ nang có nhiễm trùng: 3 x 10 mg Ciprofloxacin /kg thể trọng.
  • Tiết niệu có biến chứng, viêm bể thận: liều dùng từ 3 x 6 mg/kg đến 3 x 10 mg/kg.
  • Tối đa không được quá 400mg Ciprofloxacin /liều.

Suy thận:

  • CC 30 – 60 ml Ciprofloxacin/phút: Tối đa 800 mg/ngày.
  • CC

Thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú: 50 mg Ciprofloxacin/lít dịch thẩm tách, 4 lần/ngày, 6 giờ/lần.

Thời gian điều trị:

  • Người lớn: Dùng 1 ngày với bệnh lậu cấp không biến chứng. Dùng 7 ngày với nhiễm trùng thận, đường niệu, ổ bụng. Viêm tủy xương dùng tối đa 2 tháng. Nhiễm trùng khác dùng 7 – 14 ngày.
  • Trẻ em và thiếu niên: Xơ nang: 10 – 14 ngày. Nhiễm trùng tiết niệu nặng, viêm thận nên dùng Ciprofloxacin từ 10 – 21 ngày.

2.3. Xử trí khi quên liều, khẩn cấp

  • Người bệnh rất hiếm khi quên liều. Tuy nhiên, nếu quên liều hãy bù liều khi nhớ ra, chú ý bù liều sau 1 -2 giờ quên nếu vượt quá thời gian này thì không nên uống bù liều.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu người bệnh sử dụng quá liều có thể gặp một triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp những triệu chứng trên. Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi chức năng thận, pH nước tiểu để phòng ngừa tạo tinh thể đường niệu, bù nước đầy đủ. Chỉ một lượng

3. Tương tác thuốc Ciprobay

Thuốc Ciprobay có thể gây ra một số tương tác sau:

  • Thuốc Macrolid, chống trầm cảm 3 vòng, chống loạn thần, thuốc kháng sinh nhóm Quinolon có thể làm tăng tác dụng này của thuốc, tăng tác động bất lợi lên tim mạch.
  • Probenecid, Clozapine, Tizanidine, Theophylline, Cyclosporin, các dẫn chất Xanthine khác kết hợp với Ciprofloxacin đều tăng tích lũy trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
  • Sử dụng Phenytoin cùng Ciprofloxacin có thể tăng hoặc giảm nồng độ Phenytoin tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
  • Kết hợp thuốc Ciprobay với nhóm thuốc NSAID, khi sử dụng với liều cao có thể gây co giật trừ Acetylsalicylic Acid.
  • Các chất đối vận Vitamin K: Tăng khả năng chống đông của thuốc, thay đổi tùy theo các yếu tố như nhiễm trùng tiềm ẩn, tuổi và tổng trang của bệnh nhân. Người bệnh cần được kiểm tra INR thường xuyên suốt quá trình điều trị và cả khi kết thúc điều trị.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường dùng đường uống (chủ yếu là Sulfonylurea): Tác dụng hạ đường huyết được nâng cao khi dùng đồng thời cả hai thuốc.
  • Thận trọng và cần giám sát chặt chẽ khi dùng Ciprofloxacin với, Ropinirole, Duloxetine, Sildenafil: Ciprofloxacin ức chế CYP450 1A2 Isozyme.
  • Dùng chung Ciprofloxacin với Lidocaine sẽ làm độ thanh thải Lidocaine tĩnh mạch giảm còn 22%.

Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng để có hướng điều trị hiệu quả.

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Ciprobay điều trị

Trong quá trình sử dụng thuốc Ciprobay, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy, nôn, đau bụng, giảm sự thèm ăn, đau dạ dày
  • Nhức đầu, khó ngủ, kích động, choáng váng
  • Nổi mẩn, mề đay, ngứa, mụn rộp
  • Co giật
  • Đau khớp
  • Tăng men gan, suy gan, vàng da
  • Viêm tĩnh mạch
  • Phản ứng tại vị trí tiêm
  • Bội nhiễm nấm
  • Tổn thương thận, đau khớp
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Thiếu máu, lú lẫn, trầm cảm, lo lắng
  • Nhịp tim nhanh
  • Trường hợp hiếm gặp: Thiếu máu do tan máu, loạn tâm thần, mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ, rối loạn điều phối, rối loạn màu sắc, nghe kém, viêm tụy, yếu cơ, viêm gân,…
  • Chưa rõ: Bệnh lý dây thần kinh ngoại biên, đa dây thần kinh ngoại biên, loạn nhịp thất, đoạn QT kéo dài, xoắn đỉnh, tăng INR, phát ban mụn mủ toàn thân.

Báo ngay cho bác sĩ các phản ứng phụ mà người bệnh gặp phải để có biện pháp xử trí kịp thời.

5. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Ciprobay

Dưới đây là một số chú ý trước khi sử dụng thuốc Ciprobay.

  • Không sử dụng Ciprofloxacin cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bởi vì, chưa có dữ liệu đầy đủ thuốc có gây độc tính hoặc dị tật cho thai nhi hay không. Vì vậy, chỉ dùng Ciprofloxacin khi thật sự cần thiết. Theo báo cáo phát hiện Ciprofloxacin được bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sụn khớp với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nên ngừng cho con bú trước khi dùng Ciprofloxacin.
  • Trong trường hợp dùng Ciprofloxacin cho trẻ em và thiếu niên, cần dùng theo chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.
  • Không dùng Ciprofloxacin cho trẻ bị suy thận, suy gan.
  • Khi điều trị nhiễm trùng nặng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram(-) và vi khuẩn kị khí cần phối hợp với các loại kháng sinh khác, không nên dùng thuốc đơn độc.
  • Khuyến cáo dùng Ciprofloxacin khi người bệnh bị nhiễm phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae.
  • Yếu tố tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả thuốc Ciprobay, tăng phản ứng có hại của thuốc, nhất là ảnh hưởng đến sụn khớp.
  • Ciprofloxacin có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, do xảy ra tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Không dùng thuốc khi thuốc đổi màu, thay đổi nhãn má, hết hạn sử dụng,…
  • Trong trường hợp nếu xảy ra những tác dụng phụ bất lợi, người dùng cần ngừng thuốc và cần nghe tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ.
  • Bảo quản Ciprofloxacin ở nơi khô ráo, nhiệt độ

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-ciprobay-400mg/