Công dụng thuốc Clarigen

Công dụng thuốc Clarigen

Clarigen là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng thông dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về Clarigen thuốc gì, Clarigen dùng thế nào, ai nên dùng Clarigen,… qua bài viết dưới đây.

1. Clarigen là thuốc gì?

Clarigen là thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus,… dùng theo đơn.

Thành phần chính có trong Clarigen là hoạt chất Clarithromycin hàm lượng 500mg cùng tá dược. Thuốc Clarigen đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.

2. Công dụng Clarigen

Trong thuốc Clarigen có chứa hoạt chất Clarithromycin. Đây là một loại kháng sinh thế hệ mới thuộc nhóm Macrolid. Được bán tổng hợp từ Erythromycin với một nhóm thế Methoxy tại vị trí C – 6 của vòng Macrolid.

Việc thay đổi cấu trúc này giúp cho hoạt chất Clarithromycin có trong Clarigen:

  • Gia tăng tính thân dầu;
  • Mở rộng phổ kháng khuẩn;
  • Cải thiện tính ổn định của môi trường axit;
  • Tăng khả năng tác dụng sinh học;
  • Hạn chế tác dụng phụ ở hệ tiêu hoá.

Clarithromycin có trong thuốc Clarigen có công dụng kháng khuẩn bởi khả năng gắn kết với một vị trí đặc hiệu trên tiểu đơn vị ribosom 50s của các vi khuẩn nhạy cảm. Từ đó, nó giúp ức chế khả năng tổng hợp protein của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.

Nồng độ tối thiểu của hoạt chất Clarithromycin có trong thuốc Clarigen thấp hơn 2 – 4 lần với nồng độ tối thiểu của Erythromycin. Chất chuyển hoá 14 – hydroxy của Clarithromycin có hoạt tính kháng khuẩn với tác dụng mạnh trên H. influenzae. Clarigen có hiệu quả cao khi chống lại các vi khuẩn gồm:

  • Staphylococcus aureus;
  • Streptococcus pyogenes;
  • Streptococcus (Dipplococcus) pneumoniae;
  • Streptococcus agalactiae;
  • Listeria monocytogenes;
  • Hemophillus para influenzea;
  • Moraxella (Branhamella) catarrhalis;
  • Neisseria gonorrheae;
  • Legionella pneumophila;
  • Bordetella pertussis;
  • Helicobacter pylori;
  • Campylobacter jejuni;
  • Clostridium perfringens;
  • Peptococcus species;
  • Propionibacterium acnes;
  • Mycoplasma pneumoniae;
  • Ureaplasma urealyticum.

Ngoài ra, thuốc Clarigen cũng có hiệu quả khi kháng các loại vi sinh vật như:

  • Chlamydia trachomatis;
  • Toxoplasma gondii;
  • Mycobacterium avium;
  • Mycobacterium leprea;
  • Mycobacterium Kansasii;
  • Mycobacterium chelonae;
  • Mycobacterium fortuitum;
  • Mycobacterium intracellulare.

Thuốc Clarigen hấp thụ tốt qua đường tiêu hoá, phân bổ rộng rãi tập trung tốt ở các mô, máu, lớp nhầy, màng dạ dày,… Clarigen chuyển hoá tốt qua gan, bài tiết qua phân, mật, nước tiểu.

3. Chỉ định Clarigen

Clarigen thuốc được chỉ định cho các đối tượng nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn nhạy cảm gồm:

  • Viêm xoang;
  • Viêm họng;
  • Viêm tại giữa;
  • Viêm phế quản;
  • Viêm phổi cộng đồng;
  • Viêm da, mô mềm;
  • Bội nhiễm trên đối tượng HIV;
  • Viêm loét dạ dày do HP;

Dùng Clarigen an toàn hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

4. Liều lượng – Cách dùng Clarigen

Thuốc Clarigen được bào chế dạng viên nén bao phim. Vì thế, bạn có thể uống Clarigen trực tiếp với nước lọc/ đun sôi để nguội. Chú ý không nên uống thuốc Clarigen với trà, rượu, bia,… vì có thể gây tác dụng phụ, tương tác thuốc.

Liều dùng thuốc Clarigen theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Theo đó, liều dùng Clarigen khuyến cáo cho người lớn và trẻ > 12 tuổi theo hướng dẫn gồm:

  • Viêm đường hô hấp, da, mô mềm: liều Clarigen là 250mg x 2 lần/ ngày trong 1 tuần. Nếu nhiễm trùng nặng, điều chỉnh tăng liều Clarigen lên 500mg x 2 lần/ ngày có thể trong 2 tuần;
  • Viêm loét dạ dày do HP: dùng Clarigen liều 1 – 2 viên/ lần/ ngày, trong khoảng 7 – 14 ngày tuỳ theo phác đồ của bác sĩ chỉ định;
  • Nhiễm khuẩn Mycobacterium: dùng thuốc Clarigen liều khởi đầu 500mg x 2 lần/ngày, theo phác đồ 3 – 4 ngày. Điều chỉnh liều Clarigen thuốc có thể tăng 1000mg x 2 lần/ ngày theo chỉ định;
  • Người bị suy thận, cần giảm 1/2 tổng liều điều trị và không dùng Clarigen quá 14 ngày;

Không tự ý dùng hay điều chỉnh liều khi dùng Clarigen.

5. Chống chỉ định Clarigen

Không dùng Clarigen cho những đối tượng sau:

  • Quá mẫn, dị ứng với các thành phần có trong Clarigen;
  • Đang dùng Terfenadin;
  • Bệnh tim;
  • Rối loạn điện giải;
  • Đang dùng Ergotamin, Cisaprid, Pimosid;

Những đối tượng kể trên không nên dùng thuốc Clarigen.

6. Tương tác Clarigen

Clarigen có thể gây ra cá tương tác khi dùng chung với các thuốc khác. Do đó, nhà sản xuất cũng đưa ra các thông tin về tương tác Clarigen như sau:

  • Ergotamin;
  • Dihydroertamin;
  • Warfarin;
  • Triazolam;
  • Lovastatin;
  • Disopyramid;
  • Phenytoin;
  • Cylosporin;
  • Terfenadin;
  • Kháng histamin;
  • Zidovudin;

Thông báo cho bác sĩ những thông tin về thuốc mà bạn đang dùng khi uống thuốc Clarigen để được tư vấn thêm.

7. Tác dụng phụ Clarigen

Dùng Clarigen bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ gồm:

Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các thông tin về tác dụng phụ khi uống thuốc Clarigen để được xử trí hiệu quả.

8. Cảnh báo và thận trọng Clarigen

Nhà sản xuất cũng đưa ra một số cảnh báo thận trọng khi uống thuốc Clarigen. Theo đó, cần thận trọng khi dùng Clarigen ở các đối tượng gồm:

  • Suy gan;
  • Suy thận;

Ngoài ra, thuốc Clarigen cũng có thể khiến cho nấm, vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, khi dùng Clarigen cần đúng liều dùng.

9. Có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Clarigen

  • Phụ nữ có thai không nên dùng Clarigen, đặc biệt là 3 tháng đầu;
  • Cho con bú không nên dùng Clarigen;
  • Lái xe và vận hành máy có thể dùng thuốc Clarigen.

10. Bảo quản Clarigen

Clarigen bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Clarigen là thuốc kháng sinh dùng theo đơn. Thuốc Clarigen cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, tương tác, nên khi dùng phải thận trọng. Clarigen thuốc để dùng an toàn, cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ/ dược sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-clarigen/