Công dụng thuốc Fixcap

Công dụng thuốc Fixcap

Fixcap là thuốc thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận – bể thận, viêm phổi và viêm phế quản… Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuốc Fixcap, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Fixcap là thuốc gì?

Fixcap là thuốc với thành phần chính là Cefixime, được sản xuất bởi Orchid Healthcare (A Division of Orchid Chemicals & Pharm, Ltd) – Ấn Độ.

  • Tên dược phẩm: Thuốc Fixcap.
  • Thành phần: Cefixime.
  • Doanh nghiệp sản xuất: Orchid Healthcare (A Division of Orchid Chemicals & Pharm, Ltd) – Ấn Độ.
  • Doanh nghiệp đăng ký: Orchid Healthcare (A Division of Orchid Chemicals & Pharm, Ltd) – Ấn Độ.
  • Bào chế dạng: Viên nang.
  • Quy cách đóng gói: Đóng gói theo dạng hộp to chứa 5 hộp nhỏ, mỗi hộp nhỏ gồm 1 vỉ x 10 viên.
  • Số đăng ký:VN-8251-04.

2. Công dụng thuốc Fixcap

Thuốc mang lại hiệu quả trên các loại vi khuẩn gram âm, bền vững với Beta Lactamase, đồng thời đạt được nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tủy. Thế nhưng, đối với vi khuẩn gram dương thì nó lại mang tới tác dụng kém hơn so với penicillin và Cephalosporin thế hệ I.

Thuốc được chỉ định để điều trị:

3. Liều lượng và cách dùng

  • Đối với người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi: Sử dụng 400mg/ ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: Sử dụng với liều 6mg/ kg/ lần/ ngày hoặc 4mg/ kg/ 2 lần/ ngày.
  • Trường hợp bị viêm nhiễm khuẩn đường niệu do lậu cầu: Người bệnh uống với liều duy nhất là 400mg hoặc 200mg x 2 lần/ ngày.
  • Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, cần điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với thời gian điều trị thông thường trong 5 – 10 ngày.

Quá liều và cách xử trí:

  • Trong trường hợp sử dụng quá so với liều lượng được chỉ định, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng co giật. Do tới nay thuốc vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu chỉ là điều trị triệu chứng.
  • Nếu gặp phải hiện tượng quá liều, người bệnh cần ngừng việc dùng thuốc ngay, sau đó cần được hỗ trợ bằng cách: Rửa dạ dày, có thể sử dụng thêm thuốc chống co giật nếu có chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc không thể được loại bỏ thông qua việc thẩm phân máu nên không xử lý bằng cách chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc

4.1. Chống chỉ định

Thuốc được cảnh báo không sử dụng cho các bệnh nhân quá mẫn kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

4.2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Fixcap, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên chúng thường chỉ thoáng qua, ở mức độ nhẹ và vừa.

Thường gặp:

  • Chóng mặt, đau đầu, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, ban đỏ, sốt do thuốc.
  • Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường chỉ xảy ra ngay trong 1 – 2 ngày đầu tiên sử dụng thuốc, đồng thời nó cũng đáp ứng với các loại thuốc điều trị triệu chứng, hiếm gặp phải trường hợp buộc phải ngưng thuốc.

Ít gặp:

  • Viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy nặng do Clostridium difficile, phản ứng phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson, phù mạch, hồng ban đa dạng, giảm bạch cầu, tiểu cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua, giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit, vàng da, viêm gan, làm tăng tạm thời AST, ALT, LDH, phosphatase kiềm, bilirubin, tăng nitrogen phi protein huyết tương và nồng độ creatinin huyết tương tạm thời, suy thận cấp, viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo.

Hiếm gặp:

  • Xuất hiện tình trạng co giật, thời gian prothrombin kéo dài.

Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện bản thân gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

4.3. Tương tác thuốc

  • Probenecid có thể làm gia tăng nồng độ định tính và AUC của thuốc, đồng thời làm giảm độ thanh thải của thận và thể tích phân bổ của thuốc.
  • Khi dùng thuốc kết hợp với các loại thuốc chống đông như warfarin có khả năng làm tăng thời gian prothrombin và có thể kèm theo cả chảy máu.
  • Khi dùng thuốc kết hợp với Carbamazepin sẽ làm tăng nồng độ Carbamazepin có trong huyết tương.
  • Khi dùng thuốc kết hợp với Nifedipin, sẽ làm tăng sinh khả dụng của thuốc, biểu hiện thông qua tình trạng tăng nồng độ đỉnh và AUC.

4.4. Chú ý đề phòng

Trong một số trường hợp sau đây, người bệnh cần đặc biệt đề phòng khi sử dụng thuốc:

  • Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với Cephalosporin và Penicilin, nguyên nhân là do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm Beta-lactam.
  • Người bệnh có tiền sử bị bệnh viêm đại tràng và đường tiêu hóa, đặc biệt là khi phải dùng thuốc trong thời gian dài, bởi nó có thể gây ra nguy cơ làm phát triển quá mức các loại vi khuẩn kháng thuốc.
  • Đối với người bệnh bị suy thận, cần phải giảm liều lượng và số lần sử dụng thuốc.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hiện nay vẫn chưa có dữ liệu chính thức và chính xác về độ an toàn và hiệu quả của thuốc cho nhóm đối tượng này.
  • Đối với người cao tuổi không cần phải điều chỉnh liều lượng, trừ các trường hợp bị suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin
  • Đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ, chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết, bởi tới nay vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trên nhóm đối tượng mang thai, lúc chuyển dạ và sinh.
  • Đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, càn sử dụng thuốc một cách thận trọng, thậm chí có thể tạm ngưng việc cho con bú trong thời gian dùng thuốc, bởi chưa có khẳng định chắc chắn về việc thuốc có phân bổ vào sữa được hay không.
  • Tác động của thuốc tới các đối tượng phải lái xe hoặc vận hành máy móc: Thuốc không gây ra các ảnh hưởng bất lợi tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Fixcap, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Fixcap điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-fixcap/