Công dụng thuốc Gmdiacetyl 20

Công dụng thuốc Gmdiacetyl 20

Gmdiacetyl 20 được chỉ định trong điều trị triệu chứng của một số bệnh liên quan đến xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Tenoxicam 20 mg.

1. Thuốc Gmdiacetyl 20 có tác dụng gì?

  • Gmdiacetyl 20 được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp và thoái hoá xương khớp.
  • Điều trị ngắn ngày rối loạn cơ xương cấp tính như căng cơ quá mức, bong gân, các chấn thương phần mềm khác.

Thuốc Gmdiacetyl 20 chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị viêm loét tiêu hóa tiến triển hoặc tiền sử có viêm loét tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa (đại tiện ra máu, nôn ra máu)…
  • Các trường hợp dễ có nguy cơ chảy máu như xơ gan, suy tim, suy thận (ClCr
  • Người bị quá mẫn với tenoxicam hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn (hen, viêm mũi, phù mạch, mày đay) với aspirin hoặc với các thuốc chống viêm non steroid khác.

2. Cách dùng của thuốc Gmdiacetyl 20

  • Không nên dùng thuốc Gmdiacetyl 20 liều cao vì thường không đạt được tác dụng cao hơn đáng kể nhưng lại tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
  • Trong điều trị triệu chứng bệnh lý cơ xương khớp cấp, không dùng thuốc quá 7 ngày, nhưng những trường hợp nặng có thể dùng thuốc tối đa 14 ngày.
  • Uống thuốc Gmdiacetyl 20 lúc ăn no với một cốc nước đầy.
  • Tránh dùng chung với các thức uống có rượu.
  • Liều dùng cho người lớn trên 18 tuổi (bao gồm người cao tuổi): dùng liều đơn 20mg, uống vào cùng thời điểm mỗi ngày.

3. Thận trọng khi dùng thuốc Gmdiacetyl 20

  • Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc chống viêm không steroid không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu sử dụng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian uống thuốc.
  • Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của biến cố tim mạch, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng trước đó. Người bệnh cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần đến khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.
  • Để giảm thiểu nguy cơ biến cố bất lợi, nên dùng thuốc ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Theo dõi bệnh nhân dùng tenoxicam nếu bệnh nhân đang mắc bệnh đường tiêu hóa.
  • Theo dõi chức năng tim, gan, thận ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thận (kể cả bệnh nhân đái tháo đường có suy giảm chức năng thận), hội chứng thận hư, bệnh gan, mất dịch, suy tim sung huyết và bệnh nhân đang điều trị đồng thời với các thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc có thể gây độc thận.
  • Bệnh nhân cao tuổi cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện các tương tác khi dùng đồng thời với các thuốc khác và theo dõi chức năng thận, gan, tim mạch vì có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi các thuốc kháng viêm non steroid. Nguy cơ tăng kali huyết có thể tăng ở người lớn tuổi.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh có phẫu thuật lớn (như thay khớp) vì tenoxicam làm giảm ngưng kết tiểu cầu, có thể gây kéo dài thời gian chảy máu.
  • Thành phần tá dược của thuốc có chứa lactose. Không dùng thuốc này cho những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, các trường hợp thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
  • Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và rối loạn thị giác có thể xảy ra sau khi dùng thuốc kháng viêm non steroid.
  • Thời kỳ mang thai: Ðộ an toàn của thuốc tenoxicam với đối tượng này vẫn chưa được xác định. Ðã biết NSAIDs gây đóng động mạch ở trẻ sơ sinh. Do đó, không nên dùng Gmdiacetyl cho phụ nữ mang thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, do vậy không nên dùng thuốc Gmdiacetyl cho phụ nữ đang cho con bú, cân nhắc giữa việc dùng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Gmdiacetyl

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc Gmdiacetyl 20 như đau đầu, chóng mặt, đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, ngoại ban, mày đay, ngứa.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Mệt mỏi, phù, chán ăn, khô miệng, đánh trống ngực, nôn, táo bón dai dẳng, ỉa chảy, viêm miệng, chảy máu đường tiêu hóa, loét tá tràng và dạ dày, viêm dạ dày, đại tiện máu đen, rối loạn giấc ngủ, phù…
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn (hen, phản vệ, phù mạch), thiếu máu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, chảy máu do ức chế ngưng kết tiểu cầu, tăng huyết áp, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì do độc (hội chứng Lyell), khó tiểu tiện…

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-gmdiacetyl-20/