Công dụng thuốc Hoebeprosalic

Công dụng thuốc Hoebeprosalic

Thuốc Hoebeprosalic thường được sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng mãn tính, vảy nến,… Trong quá trình sử dụng Hoebeprosalic, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như kích ứng nhẹ, ăn mòn da,…

1. Thuốc Hoebeprosalic là thuốc gì?

  • Thuốc Hoebeprosalic là thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc da liễu. Hoebeprosalic có thành phần hoạt chất chính là Salicylic acid và Betamethasone dipropionate.
  • Dạng bào chế: Dung dịch.
  • Dạng đóng gói: Chai 30ml.

2. Thuốc Hoebeprosalic có tác dụng gì?

Betamethason có tác dụng kháng viêm, thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da, lupus ban đỏ, dị ứng, phù mạch,…

Salicylic acid thường có mặt trong các sản phẩm chống viêm da. Salicylic acid có tác dụng làm giảm sự hình thành các prostaglandin gây viêm, làm bong các tế bào biểu bì, làm thông thoáng lỗ chân lông. Công dụng kháng viêm của Salicylic acid là kết quả của các hoạt động giảm đau và kháng viêm.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Hoebeprosalic

Thuốc Hoebeprosalic thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng thuốc Hoebeprosalic trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Hoebeprosalic.
  • Nhiễm virus trên da như trứng cá đỏ, lao da.

4. Liều lượng và cách dùng Hoebeprosalic

Hoebeprosalic là một thuốc kê đơn, vì vậy bạn chỉ được dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ liều lượng, cách dùng, thời gian điều trị. Không được tự thay đổi liều lượng hoặc dùng theo đường khác, không ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời, không dùng chung thuốc Hoebeprosalic thuốc Hoebeprosalic với người khác hoặc đưa thuốc này cho người khác sử dụng khi họ có triệu chứng giống bạn.

Liều lượng: 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng vài giọt. Liều dùng cụ thể cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào cơ địa và đáp ứng với thuốc.

Cách dùng: Bôi ngoài da

Cần làm gì khi quên một liều thuốc Hoebeprosalic?

  • Khi quên liều, hãy dùng ngay liều khác khi bạn nhớ ra.
  • Tuy nhiên, thời điểm đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua và dùng lần tiếp theo như thường quy.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã bỏ lỡ.

Cần làm gì khi quá liều thuốc Hoebeprosalic?

  • Dùng Hoebeprosalic tại chỗ quá dài có thể ức chế chức năng tuyến thượng thận, sau cùng dẫn đến thiểu năng tuyến thượng thận thứ phát. Ngoài ra, dùng Hoebeprosalic quá lâu có thể gây ngộ độc salicylate.
  • Khi nghi ngờ quá liều, cần ngưng ngay thuốc và đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất để được xử trí. Người nhà cần đem theo tất cả thuốc bệnh nhân đã sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa, các loại thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất, thảo dược,… để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.

Biện pháp điều trị ngộ độc thuốc Hoebeprosalic bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Các triệu chứng lâm sàng do ngộ độc Betamethason cấp tính cần phải được loại bỏ, trường hợp ngộ độc Betamethason mạn tính cần ngừng thuốc từ từ. Có thể điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần thiết. Điều trị ngộ độc salicylate bằng cách loại bỏ salicylate ra khỏi cơ thể và điều trị triệu chứng. Có thể cho bệnh nhân uống natri bicarbonate để kiềm hóa nước tiểu và tăng lợi tiểu.

5. Tác dụng không mong muốn

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Hoebeprosalic có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như kích ứng da, cảm giác nóng rát, ngứa, khô da, tăng lông tóc, viêm nang lông, ban dạng trứng cá, rộp da, giảm sắc tố, teo da, hạt kê da, nhiễm trùng thứ phát, viêm da,… Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn khác chưa được liệt kê hoặc nghiên cứu. Vì vậy, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng Hoebeprosalic.

6. Tương tác thuốc

Khi điều trị với nhiều loại thuốc, có thể xảy ra tương tác giữa các thuốc hoặc tương tác với thức ăn, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, tác dụng, thậm chí gia tăng độc tính của thuốc. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có chứa cồn, chất kích thích. Đồng thời, liệt kê đầy đủ các thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc uống, tiêm, bôi,… trong thời gian gần đầy để bác sĩ biết và chỉ định thuốc chính xác, tránh xảy ra tương tác bất lợi.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Hoebeprosalic

Dùng thuốc Hoebeprosalic trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Chưa có đầy đủ bằng chứng về tính an toàn của thuốc Hoebeprosalic khi sử dụng trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết, và lợi ích của điều trị vượt trội hơn nguy cơ gây ra cho thai nhi, trẻ bú mẹ.

Chưa rõ ảnh hưởng của thuốc Hoebeprosalic đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Lưu ý khác:

  • Thuốc Hoebeprosalic chỉ được dùng để bôi, không nhỏ mắt trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Không bôi thuốc vào miệng, niêm mạc, vùng da nứt nẻ, vùng hậu môn – sinh dục.
  • Khi có các biểu hiện quá mẫn, kích ứng, khô da,… cần ngưng thuốc. Trường hợp có nhiễm trùng thứ phát khi dùng Hoebeprosalic, bệnh nhân nên được điều trị bằng liệu pháp thích hợp.
  • Các Corticosteroid dùng ngoài da có thể được hấp thu vào máu với lượng vừa đủ để gây ra các tác dụng toàn thân như hội chứng Cushing, ức chế tuyến thượng thận, tăng glucose máu, tăng glucose niệu,… đặc biệt ở trẻ em.
  • Salicylic acid cũng có thể được hấp thu vào máu và gây ngộ độc. Vì vậy, cần cẩn thận khi sử dụng thuốc Hoebeprosalic trong thời gian dài, trên vùng da rộng, băng kín vết thương, dùng cho trẻ em.
  • Khi điều trị viêm da do ứ đọng và bệnh về da do kém lưu thông máu, cần thận trọng.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Hoebeprosalic ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
  • Không để Hoebeprosalic ở nơi có độ ẩm cao, dễ nhiễm vi khuẩn.
  • Để thuốc Hoebeprosalic xa tầm với của trẻ em và thú nuôi, tránh để trẻ em vô tình uống phải.
  • Nếu thấy các biểu hiện bất thường như đổi màu, mùi, chảy nước, biến dạng thì nên vứt bỏ, không sử dụng tiếp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc Hoebeprosalic. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-hoebeprosalic/