Công dụng thuốc Lycoplan

Công dụng thuốc Lycoplan

Lycoplan thuộc nhóm thuốc kháng sinh, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương. Lycoplan được dùng theo đường tiêm với hoạt chất chính là Teicoplanin. Liều dùng, cách dùng và các tác dụng phụ của thuốc Lycoplan sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Lycoplan là gì?

Thuốc Lycoplan là thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm. Với thành phần chính là Teicoplanin hàm lượng 200mg trong mỗi lọ bột pha tiêm.

Teicoplanin là kháng sinh thuộc nhóm Glycopeptid dùng trong điều trị nhiễm khuẩn Gram dương hiếu khí và kỵ khí. Trong các nghiên cứu về kháng sinh cho thấy, Teicoplanin có thành phần cấu trúc, cơ chế hoạt động và phổ tác dụng tương tự kháng sinh Vancomycin.

2. Tác dụng thuốc Lycoplan

Thuốc Lycoplan với hoạt chất chính là Teicoplanin sẽ chỉ có tác dụng kháng sinh trên các chủng vi khuẩn Gram dương. Qua đó, Lycoplan sẽ ức chế tổng hợp vỏ tế bào của các vi khuẩn Gram dương, để các đời sau của vi khuẩn khi nhân đôi sẽ không tồn tại được trong môi trường cơ thể.

Teicoplanin là kháng sinh chuyên dùng để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn nặng tại các bệnh viện, tại chuyên khoa.

Với tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn nhạy cảm, phổ kháng khuẩn của thuốc Lycoplan có thể được liệt kê bao gồm các vi khuẩn sau: Listeria monocytogenes, Clostridium spp, Corynebacterium spp, Streptococcus non – viridans(không viridans và có viridans), Strep. pneumoniae.

Trong đó, thuốc Lycoplan đặc biệt nhạy cảm với cầu khuẩn đường ruột, nhưng việc sử dụng kháng sinh có thành phần Teicoplanin để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn đó gây ra, trừ trường hợp vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh trước đó và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng trên toàn thân.

Thuốc Lycoplan được hấp thu nhanh qua đường tiêm và kém hấp thu qua đường tiêu hóa, thuốc chủ yếu hấp thụ từ các cơ và khoang phúc mạc. Ở người bệnh có chức năng thận bình thường, nửa đời pha đầu của thuốc là 35 phút, pha thứ hai là 10 giờ pha cuối cùng là 87 giờ.

3. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Lycoplan

Với thành phần hoạt chất là kháng sinh Teicoplanin, thuốc Lycoplan được chỉ định điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng sau

  • Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram dương kháng Methicilin, kháng Cephalosporins (VD: chủng Staphylococcus aureus)
  • Người bệnh viêm phúc mạc qua đường tiêm phúc mạc, ở bệnh nhân đang điều trị bằng thẩm phân phúc mạc lưu động.
  • Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Gram dương trong phẫu thuật nha khoa ở người bệnh bị tim có nguy cơ. Đặc biệt lưu ý ở bệnh nhân dị ứng kháng sinh dòng beta-lactam

Chống chỉ định thuốc Lycoplan:

  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần nào của thuốc Lycoplan
  • Người bệnh dị ứng với Vancomycin, hoặc đã kháng thuốc Vancomycin trước đó.

4. Liều dùng & cách dùng thuốc Lycoplan

Thuốc kháng sinh Lycoplan được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm trong phúc mạch.

Liều dùng Lycoplan ở người lớn có chức năng thận ổn định

  • Ngày thứ nhất: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch liều 6 mg/kg .
  • Những ngày kế tiếp: Dùng liều 6 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch hoặc 3 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp 1 lần/ngày.
  • Với trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng, nên dùng liều cao hơn, với nhiễm khuẩn có khả năng tử vong thì dùng liều 6 mg/kg/ngày x 2 lần, dùng trong 1-4 ngày, sau đó duy trì liều 6 mg/kg/ngày tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Liều dùng Lycoplan ở trẻ em

  • 10mg/kg, dùng mỗi 12 giờ một lần, sau khi dùng đủ 3 lần liều khởi đầu thì tiếp tục liều từ 6-10mg/kg/ngày. Đây là liều cao nhất dành cho trường hợp trẻ em bị nhiễm khuẩn nặng hoặc trẻ em giảm bạch cầu trung tính.

Liều dùng Lycoplan ở trẻ sơ sinh

  • Ngày thứ nhất: 16mg/kg, sau đó duy trì 8mg/kg/ngày, dùng theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 30 phút.

Liều dùng Lycoplan ở bệnh nhân suy thận

  • Độ thanh thải Creatinin 40-60ml/phút: Giảm nửa liều trong ngày hoặc dùng liều cách nhau theo ngày (ngày 1 dùng, ngày 2 nghỉ, ngày 3 dùng)
  • Độ thanh thải Creatinin
  • Độ thanh thải Creatinin

Liều dùng Lycoplan dự phòng viêm nội tâm mạc trong phẫu thuật nha khoa

  • Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch liều 400mg duy nhất khi bắt đầu gây mê bệnh nhân. Với bệnh nhân có van tim nhân tạo thì tiêm phối hợp Lycoplan với 1 Aminoglycoside.
  • Tiêm trong phúc mạc đối với bệnh nhân viêm phúc mạc thứ cấp do thẩm phâm phúc mạc lưu động: 20mg Lycoplan/ lít dịch thẩm phân. Liều tiêm phúc mạc sẽ được giảm còn 1⁄2 ở tuần thứ hai điều trị và giảm còn 1⁄4 ở tuần thứ 3 điều trị.

5. Tác dụng phụ của thuốc Lycoplan

Tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh luôn là điều cần được đặc biệt quan tâm. Với kháng sinh mạnh như Lycoplan, các tác dụng phụ đi kèm cũng cần được ghi nhớ để can thiệp trong quá trình người bệnh dùng thuốc.

  • Toàn thân: Yếu cơ thể, chóng mặt
  • Thần kinh: Nhức đầu, co giật nếu tim trong não thất
  • Tiêu hóa: ĐI cầu phân lỏng, buồn nôn
  • Da: Dị ứng, phản ứng tại chỗ
  • Máu: phản ứng huyết học
  • Gan và thận có thể bị suy giảm chức năng
  • Tình trạng bội nhiễm
  • Hiếm gặp: Khó chịu trong ngực, nhịp tim tăng nhanh, tăng Acid Uric và Amylase trong máu.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lycoplan

  • Vì có tác dụng và cấu trúc khá tương đồng với Vancomycin, nên các chủng vi khuẩn kháng Vancomycin như Streptococcus cả loại coagulase âm tính và dương tính, Lactobacillus spp. và Leuconostoc spp cũng sẽ kháng Teicoplanin (Lycoplan)
  • Người bệnh đang điều trị với Lycoplan nên được kiểm tra định kỳ về chức năng gan, huyết học và chức năng thận
  • Theo kinh nghiệm lâm sàng, thuốc Lycoplan và các thuốc kháng sinh có Teicoplanin chỉ nên dùng trong thời kỳ mang thai nếu thực sự cần thiết. Trong thời kỳ cho con bú, nếu có điều trị bằng Lycoplan thì người mẹ nên dừng việc cho con bú.

Thuốc Lycoplan là kháng sinh thuộc nhóm glycopeptid, chuyên dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẫn nặng do vi khuẩn Gram Dương gây ra. Lycoplan là thuốc kê đơn, chỉ dùng trong các trường hợp người bệnh kháng nhiều kháng sinh và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-lycoplan/