Công dụng thuốc Omez 20mg

Công dụng thuốc Omez 20mg

Thuốc Omez 20mg là một loại thuốc chống viêm loét được sử dụng để điều trị các tình trạng trong đó dạ dày tạo ra quá nhiều axit. Thuốc chỉ dành cho người trưởng thành. Vậy để tìm hiểu thuốc Omez 20mg là thuốc gì? Thuốc Omez 20mg có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Omez 20mg.

1. Công dụng thuốc Omez 20mg là gì?

1.1. Thuốc Omez 20mg là thuốc gì?

Tá dược: Mannitol; Lactose; Natri lauryl sulfate; Anhydrous Disodium Hydrogen Phosphate; Sucrose; Hypromellose; Methacrylic acid Copolymer Type-C (Eudragit L100 – 55); các hạt Natri hydroxide, Polyethylene Glycol; Titan Dioxide; Talc tinh khiết.

Thuốc Omez được sản xuất bởi Công ty Dr.Reddy’s Laboratories, có thành phần chính là omeprazole, được chỉ định để điều trị ngắn hạn loét dạ dày-tá tràng, loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược, kiểm soát hội chứng Zollinger – Ellison.

Thuốc Omez được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Hộp 2 vỉ x 10 viên nang.

1.2. Thuốc Omez 20mg có tác dụng gì?

Thuốc Omez 20mg có thành phần chính omeprazol được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị ngắn hạn loét tá tràng, loét dạ dày.
  • Viêm thực quản trào ngược.
  • Kiểm soát hội chứng Zollinger – Ellison.

2. Cách sử dụng của thuốc Omez 20mg

2.1. Cách dùng thuốc Omez 20mg

Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi bắt đầu dùng thuốc và mỗi khi sử dụng lại thuốc

Ở những loại thuốc khác nhau Omez 20mg sẽ đều có cách dùng và đường dùng khác nhau. Cách dùng thuốc và đường dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào thuốc ở dạng thuốc là: thuốc ở dạng dùng để uống, hay thuốc dùng để tiêm, thuốc dùng bên ngoài hay là thuốc dùng đặt.

Thuốc Omez 20mg dạng viên nén nên dùng bằng đường uống và được chia thành nhiều lần dùng trong ngày, tùy vào từng tình trạng của người bệnh. Nên dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn. Không tăng liều của hoặc dùng nó hơn thường xuyên hơn so với quy định. Tình trạng của người bệnh sẽ không được cải thiện nhanh hơn và thậm chí còn có nguy cơ tác dụng phụ sẽ tăng lên.

  • Cách dùng:
    • Uống thuốc vào thời gian bất kỳ trong ngày.
    • Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
    • Nuốt cả viên thuốc với nước, không nhai hoặc nghiền trước khi uống.

2.2. Liều dùng của thuốc Omez 20mg

  • Đối với người lớn:
  • Uống để điều trị ngắn hạn loét tá tràng: 20mg trên ngày trong 4 tuần. Đôi khi cần điều trị bổ sung thêm 4 tuần nữa.
  • Uống để điều trị ngắn hạn loét dạ dày: 40mg trên ngày trong 4 tuần.
  • Uống để điều trị ngắn hạn viêm thực quản trào ngược kèm theo triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và không có viêm bong thực quản: 20mg/ngày/4 tuần. Đối với các bệnh nhân viêm bong thực quản kèm theo hội chứng GERD: 20mg trên ngày từ 4 đến 8 tuần.
  • Liều bắt đầu để kiểm soát hội chứng Zollinger – Ellison: 60mg. Liều có thể thay đổi tùy theo từng người bệnh , có thể đến 120mg trên ngày. Có thể cho 80mg/ngày chia làm 2 lần.
  • Đối với trẻ em:

Tính an toàn và hiệu quả của viên nang omeprazole không thiết lập cho trẻ em.

  • Đối với bệnh nhân lớn tuổi:

Không điều chỉnh liều.

  • Đối với bệnh nhân suy gan:

Có thể cần phải giảm liều đối với bệnh nhân suy chức năng gan, vì omeprazole chuyển hóa mạnh trong gan và tốc độ thải trừ kéo dài hơn so với bệnh nhân bình thường.

  • Đối với bệnh nhân suy thận:

Không cần điều chỉnh liều.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

  • Xử lý khi quên liều:

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

  • Xử trí khi quá liều:
  • Không có đủ thông tin về sự cố ý dùng quá liều omeprazol.
  • Không có chất chống độc đặc hiệu để xử lý quá liều omeprazol. Omeprazol gắn chặt với protein nên không sẵn sàng thẩm tách được. Xử lý sự quá liều do thuốc thường là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Hiếm có báo cáo về sự quá liều omeprazol từ 320 đến 900mg. Những biểu hiện thông thường ở liều cao này là lú lẫn, chóng mặt, nhìn mờ, nhịp tim nhanh, buồn nôn, ra mồ hôi, đỏ bừng mặt, đau đầu, khô miệng.

3. Chống chỉ định của thuốc Omez 20mg

Thuốc Omez 20mg được chống chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với omeprazol hoặc các tá dược khác có trong thuốc.
  • Những phụ nữ đang có thai và đang cho con bú.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Đã có báo cáo về những tác dụng không mong muốn như buồn ngủ và hoa mắt. Những bệnh nhân gặp phải những tác dụng không mong muốn này, phải thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai: Không dùng omeprazol cho phụ nữ có thai vì độ an toàn và hiệu quả không được thiết lập.

Thời kỳ cho con bú: Không dùng omeprazol cho phụ nữ đang cho con bú vì độ an toàn và hiệu quả không được thiết lập.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Omez 20mg

Thận trọng khi dùng thuốc cho:

  • Người bệnh được chẩn đoán loét dạ dày.
  • Khi có sự hiện diện bất kỳ 1 triệu chứng báo động nào như là giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hay đại tiện phân đen.
  • Người bệnh có khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
  • Thận trọng cho người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.
  • Phải thận trọng khi dùng omeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày.
  • Phải thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa xác định. Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
  • Người bệnh có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose haowjc thiếu sucrase-isomaltase không nên dùng Esomeprazole.
  • Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa so Salmonella và Campylobacter.
  • Không khuyến cáo dùng đồng thời Esomeprazol với atazanavir.
  • Esomeprazol có thể làm giảm hấp thu vitamin B12. Vậy nên cần cân nhắc khi sử dụng thuốc ở người có giảm dự trữ vitamin B12 hoặc có yếu tố nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị dài hạn.
  • Không khuyến khích dùng đồng thời Esomeprazol và clopidogrel.
  • Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương nên được chăm sóc theo các hướng dẫn lâm sàng hiện hành và nên được bổ sung 1 lượng vitamin D và calcium thích hợp.

5. Tác dụng phụ của thuốc Omez 20mg

  • Toàn thân: Các phản ứng dị ứng bao gồm: Quá mẫn, sốt, đau, mệt mỏi, khó chịu, chướng bụng.
  • Tim mạch: Đau ngực, hoặc tức ngực, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, hồi hộp, huyết áp tăng, phù ngoại vi.
  • Dạ dày ruột: Viêm tuyến tụy, chán ăn, kích thích ruột kết, đầy hơi, phân biến màu, bệnh nấm Candida, teo chất nhầy của lưỡi, khô miệng. Trong quá trình điều trị với omeprazol, có thông báo về các u nhỏ tuyến đáy dạ dày, tuy ít. Những u này lành tính và mất đi khi ngừng thuốc. Khi điều trị lâu với omeprazol trên các bệnh nhân có hội chứng Zollinger – Ellison (ZE) có báo cáo về các hạch dạng ung thư dạ dày – tá tràng. Phát hiện này làm cho người ta tin đó là biểu hiện cơ bản của u ác tính.
  • Gan: Bệnh vàng da, ứ mật hoặc viêm gan hỗn hợp, xơ gan, suy gan, và bệnh não – gan.
  • Chuyển hóa dinh dưỡng: Thiếu natri, giảm đường huyết, tăng cân.
  • Hệ xương cơ: Co cơ, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, đau cẳng chân.
  • Hệ thần kinh, tâm thần: Trầm cảm, kích động, ảo giác, lú lẫn, mất ngủ, bồn chồn, run, lãnh cảm, buồn ngủ, lo lắng, ác mộng, hoa mắt, dị cảm, loạn cảm giác nửa mặt.
  • Hệ hô hấp: Chảy máu cam, đau thực quản.
  • Da: Phát ban, hoại tử biểu bì do thuốc, hội chứng Stevens – Johnson, viêm da, mày đay, phù mạch, bệnh ngứa, rụng tóc, khô da, tăng tiết mồ hôi.
  • Tiết niệu: Viêm thận kẽ (đôi khi tái phát khi tái sử dụng thuốc), nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nước tiểu có mủ, đi tiểu nhiều, creatinin trong huyết tương tăng, protein niệu, nước tiểu có máu, có glucose, đau tinh hoàn, vú to ở đàn ông.
  • Chảy máu: Có ít các trường hợp giảm huyết cầu toàn thể, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, tăng bạch cầu, và thiếu máu tan huyết cũng đã có báo cáo.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

6. Cách bảo quản thuốc Omez 20mg

  • Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Omez 20mg là thuốc kê đơn do đó không được tự ý dùng khi mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không dùng thuốc omez 20mg quá thời hạn in trên vỉ thuốc, hộp thuốc, với thuốc hết hạn sử dụng nên được loại bỏ và xử lý đúng quy định.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-omez-20mg/