Công dụng thuốc Ospexin

Công dụng thuốc Ospexin

Tình trạng nhiễm trùng do một số vi khuẩn Gr(-) & Gr(+) kể cả Staphylococcus gây nên nhiều bệnh lý mãn tính và khó điều trị. Sử dụng thuốc ức chế các vi khuẩn này sẽ giúp cải thiện và điều trị bệnh. Thuốc Ospexin là một loại thuốc được kê đơn phổ biến trong trường hợp này.

1. Thuốc Ospexin là thuốc gì?

Thuốc Ospexin là thuốc gì? là thắc mắc của không ít người. Ospexin thuộc nhóm thuốc kháng sinh với thành phần chính là Cephalexin và các tá dược như: Cellulose vi tinh thể, Magnesi stearat. Do đó, thuốc được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý có sự xuất hiện của các vi khuẩn Gr(-) & Gr(+) kể cả Staphylococcus sản xuất men penicillinase, nhiễm trùng đường tiết niệu, hô hấp, da và mô mềm.

Thuốc được bào chế ở dạng: Gói bột pha uống với hàm lượng 250 mg; Viên nang hàm lượng 250 mg và Viên nang hàm lượng 500 mg.

2. Công dụng thuốc Ospexin

Nhờ dược chất chính là Cephalexin nên Ospexin được chỉ định và kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Các bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp bao gồm: viêm phế quản cấp, giãn phế quản có bội nhiễm…
  • Tình trạng nhiễm khuẩn tai mũi họng ở cả trẻ em và người lớn như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng…
  • Nhiễm trùng đường tiểu và dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát như: viêm bể thận, viêm bàng quang,…
  • Nhiễm khuẩn da
  • Các bệnh lý lây qua đường tình dục như: giang mai, lậu
  • Trong nha khoa, Ospexin cũng được chỉ định nhằm điều trị phòng ngừa với penicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.
  • Thuốc Ospexin cũng được kê đơn trong điều trị nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.

Mặt khác, loại thuốc này không được chỉ định sử dụng trong các trường hợp quá mẫn cảm với cephalosporin.

3. Liều dùng thuốc Ospexin

Thuốc Ospexin được sử dụng bằng đường uống, người bệnh có thể dùng bất cứ lúc nào trong ngày, trong hoặc xa bữa ăn.

Liều lượng sử dụng thuốc sẽ được kê đơn theo độ tuổi, tình trạng bệnh lý. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng kê đơn của người khác. Cụ thể:

  • Với người lớn: Liều dùng 250-500 mg cách 6 giờ/lần, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Liều có thể lên tới 4g/ngày.
  • Với trẻ em: 25-60 mg/kg thể trọng trong 24 giờ, chia thành 2-3 lần uống.

Các trường hợp mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng liều tối đa là 100 mg/kg thể trọng trong 24 giờ. Ví dụ:

  • Viêm họng và viêm bàng quang cấp: liều hàng ngày có thể chia làm 2 lần.
  • Viêm tai giữa: 75 – 100mg/ngày/kg, chia 4 lần.
  • Nhiễm khuẩn Beta-tan huyết, thời gian điều trị tối thiểu ≥ 10 ngày.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Ospexin, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc như lịch trình ban đầu. Sử dụng thuốc quá liều Trajenta hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như: buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, tiêu chảy và huyết niệu.

Thông thường để xử trí tình trạng quá liều, bác sĩ sẽ chỉ định than hoạt thay cho hoặc cùng với việc rửa dạ dày. Các chỉ định về bài niệu, lọc máu hầu như không có tác dụng.

Hãy sử dụng thuốc thuốc Ospexin đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Có thể uống thuốc thuốc Ospexin cùng hoặc không cùng với thức ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Ospexin như: đau dạ dày, tiêu chảy, nôn, phát ban da từ nhẹ đến nặng, ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc khó nuốt…

Theo bác sĩ, bệnh nhân có thể gặp phải từ 1 – 2 triệu chứng kể trên. Trong trường này hợp, người bệnh hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án giải quyết phù hợp.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Ospexin

Để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, đồng thời nên “nằm lòng” các lưu ý sau:

  • Sử dụng cephalexin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm (ví dụ, Candida, Enterococcus, Clostridium difficile), trong trường hợp này nên ngừng thuốc. Ðã có thông báo viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần phải chú ý tới việc chẩn đoán bệnh này ở người bệnh tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi dùng kháng sinh.
  • Khi thận suy, phải giảm liều cephalexin cho thích hợp.
  • Ở người bệnh dùng cephalexin có thể có phản ứng dương tính giả khi xét nghiệm glucose niệu bằng dung dịch “Benedict”, dung dịch “Fehling” hay viên “Clinitest”, nhưng với các xét nghiệm bằng enzym thì không bị ảnh hưởng.
  • Cephalexin có thể gây dương tính thử nghiệm Coombs.
  • Cephalexin có thể ảnh hưởng đến việc định lượng creatinin bằng picrat kiềm, cho kết quả cao giả tạo, tuy nhiên mức tăng dường như không có ý nghĩa trong lâm sàng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Ospexin, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào. Một số loại thuốc khi kết hợp với Ospexin có thể gây nên tương tác như”

  • Các thuốc khác cũng độc với thận, như aminoglycosid hay thuốc lợi tiểu mạnh (ví dụ furosemid, acid ethacrynic và piretanid) có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng thận.
  • Cephalexin làm giảm tác dụng của oestrogen trong thuốc uống tránh thụ thai.
  • Cholestyramin gắn với Cephalexin ở ruột làm chậm sự hấp thu của chúng. Tương tác này có thể ít quan trọng.
  • Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng thời gian bán thải của Cephalexin.

Tóm lại, sử dụng Ospexin thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không bớt sau 7 ngày. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-ospexin/