Công dụng thuốc Oxnas

Công dụng thuốc Oxnas

Thuốc Oxnas có thành phần chính là Amoxicillin Trihydrate và Potassium Clavulanate được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Oxnas được sử dụng điều trị trong một số bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn để sử dụng thuốc sao cho hiệu quả nhất.

1. Thuốc Oxnas là thuốc gì?

Thuốc Oxnas là thuốc gì? Thuốc Oxnas là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin nhóm III. Theo đó, trong thuốc có chứa 2 thành phần chính là:

  • Amoxicillin Trihydrate: 875mg (hoạt tính) (Amoxicillin Trihydrate 1.004,43mg sẽ tương đương Amoxicillin 875mg).
  • Potassium Clavulanate: 125mg (hoạt tính) (Potassium Clavulanate 150,86mg tương đương Clavulanic acid 125mg).

Ngoài các thành phần chính, trong thuốc còn chứa các loại tá dược vừa đủ một viên. Thuốc Oxnas được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

  • Amoxicilin thực chất là kháng sinh bán tổng hợp thuộc penicillin, đây là có phổ diệt khuẩn rộng đối với rất nhiều các loại vi khuẩn, cụ thể là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm theo cơ chế làm ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, do amoxicilin rất dễ bị phá hủy bởi beta – lactamase, vì vậy thuốc không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sinh ra các enzym này.
  • Acid Clavulanic do sự lên men của Streptomyces clavuligerus và có cấu trúc beta – lactam nên khá giống với penicilin. Theo đó, có khả năng ức chế beta – lactamase do phần lớn là các vi khuẩn Gram âm và Staphylococcus sản sinh ra. Ðặc biệt, nó có tác dụng ức chế rất mạnh các beta – lactamase truyền qua plasmid, từ đó gây kháng các penicilin và các Cephalosporin.

Sự kết hợp giữa 2 hoạt chất là acid clavulanic và amoxicillin giúp cho amoxicilin không bị beta – lactamase làm phá hủy. Bên cạnh đó, còn giúp mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicillin hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicillin, penicilin và các cephalosporin.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Oxnas

2.1. Chỉ định

Thuốc Oxnas chữa bệnh gì?Thuốc Oxnas có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nên được bác sĩ kê đơn, chỉ định điều trị các bệnh lý sau đây:

2.2. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Oxnas trong những trường hợp sau đây:

  • Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ loại kháng sinh penicillin hay bị dị ứng chéo với cephalosporin.
  • Người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc mắc bệnh leukemia dòng lympho.
  • Người bệnh có tiền sử bị vàng da ứ mật và rối loạn chức năng gan.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Oxnas ở những người bệnh có độ thanh thải creatinin chạy thận nhân tạo.

Chống chỉ định ở đây cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là không vì lý do nào khác mà những đối tượng thuộc chống chỉ định có thể linh động để sử dụng thuốc Oxnas.

3 Liều dùng và cách dùng thuốc Oxnas

3.1 Liều dùng

Thuốc Oxnas được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng liều lượng 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 7-10 ngày.
  • Trẻ 2 – 12 tuổi: Sử dụng liều lượng 30 – 60 mg/kg/ngày.
  • Trẻ

Cần lưu ý: Liều lượng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh, đặc biệt là những người bệnh suy gan, suy thận cần thực hiện giảm liều thuốc. Tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc sau khi được bác sĩ kê đơn và chỉ định.

3.2 Cách dùng

Thuốc Oxnas được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên người bệnh cần sử dụng thuốc bằng đường uống. Người bệnh nên uống thuốc với 1 ly nước lọc. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tính toán, thay đổi liều dùng.

Quên liều: Nếu quên sử dụng một liều thuốc Oxnas thì người bệnh cần sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian quên uống thuốc đã quá dài, đến gần với liều tiếp theo thì người bệnh cần bỏ qua liều đó và sử dụng liều thuốc mới như bình thường. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều với mong muốn bù lại hay đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Quá liều: Việc sử dụng quá liều thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ. Vì vậy, trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc Oxnas, người bệnh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì cần ngưng sử dụng ngay và thông báo cho bác sĩ được biết. Trong trường hợp khẩn cấp cần đưa người bệnh đến ngay trung tâm y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Oxnas

Trong quá trình sử dụng thuốc Oxnas, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn,…
  • Phản ứng dị ứng: Đỏ da, phát ban da, nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Khó thở, khó nuốt, thở khò khè, tiết dịch âm đạo, vàng da, vàng mắt.

Ngoài những tác dụng phụ kể trên, nếu người bệnh gặp bất kỳ phản ứng phụ nào khác thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí phù hợp, tránh để những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Oxnas có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Dùng đồng thời kháng sinh Amoxicillin kết hợp đồng thời với Methotrexat có thể làm tăng nồng độ trong máu của hoạt chất Methotrexat. Từ tương tác này có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Kháng sinh Amoxicillin, axit Clavulanic làm ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong đường ruột. Từ đó dẫn đến làm giảm tái hấp thu Estrogen, đồng thời làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống.
  • Sử dụng đồng thời kết hợp thuốc chống đông máu đường uống cùng với thuốc Oxnas có thể làm kéo dài bất thường thời gian Prothrombin.

Vì thế, để tránh tương tác thuốc xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ được biết về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chăm sóc sức khỏe để bác sĩ được biết. Từ đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc và kê đơn thuốc phù hợp.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Oxnas

6.1 Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Oxnas

  • Người bệnh suy gan và suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc Oxnas. Chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng thuốc Oxnas nếu bạn nghi ngờ bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn khi có các báo cáo xuất hiện ban đỏ đi kèm với sốt nổi hạch (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn).
  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc Oxnas.

6.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc Oxnas cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ đang mang thai muốn sử dụng thuốc thì cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bởi vì, việc sử dụng an toàn kháng sinh Amoxicilin trong thời kỳ mang thai hiện chưa có nghiên cứu cụ thể và rõ ràng.
  • Phụ nữ cho con bú: Thuốc Oxnas được bài tiết vào sữa mẹ. Do vậy, người mẹ nên ngừng cho con bú hoặc hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Oxnas.

Bảo quản thuốc Oxnas ở những nơi khô ráo, tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã hết hạn, biến dạng, chảy nước thì tuyệt đối không được sử dụng. Bạn có thể tham khảo cách xử lý thuốc từ các công ty môi trường.

Thuốc Oxnas có thành phần chính là Amoxicillin Trihydrate và Potassium Clavulanate được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Oxnas được sử dụng điều trị trong một số bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-oxnas/