Công dụng thuốc Pasvin

Công dụng thuốc Pasvin

Thuốc Pasvin là thuốc thuộc nhóm có thành phần hỗn hợp vô khuẩn Ceftazidime pentahydrate và Sodium carbonate tương ứng 2g Ceftazidime. Thuốc được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng với vi khuẩn nhạy cảm. Để bảo đảm hiệu quả sử dụng, người dùng cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Pasvin là gì?

Thuốc Pasvin là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Thuốc Pasvin dùng chỉ định để điều trị các bệnh như: Nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới, nhiễm trùng vùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng ở đường tiết niệu và cả biến chứng hoặc chưa biến chứng. Nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng ổ bụng…

2. Cách sử dụng thuốc Pasvin

2.1. Cách dùng thuốc Pasvin

Thuốc Pasvin dùng tiêm truyền đường tĩnh mạch, hoặc là tiêm bắp sâu: thường tiêm vào góc phần tư phía trên của mông hoặc phần bên của bắp đùi.
Chỉ dẫn pha dung dịch tiêm truyền:

  • Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc (Ceftazidime 1g) trong 3ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch lidocain hydroclorid 0,5 % hay 1%
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc ( Ceftazidime 1g) trong 10 ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%.
  • Dung dịch tiêm, truyền: Pha thuốc trong các dung dịch cũng như pha trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ 10 đến 20 mg trên ml ( 1 đến 2g thuốc trong 100ml dung môi).

2.2. Liều dùng của thuốc Pasvin

Người lớn:

  • Liều thường dùng thuốc Pasvin ở người lớn là 1g, dùng mỗi 8 giờ một lần hoặc là 2g dùng mỗi 12 giờ một lần, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bắp sâu. Không cần phải điều chỉnh liều với những trường hợp bị suy chức năng gan. Những liều gợi ý của Ceftazidime trong trường hợp người bệnh suy thận như sau: Độ thanh thải creatinin (ml trên phút). Liều gợi ý: Tần suất dùng là 50-31 dùng 1 gam, 12 giờ một lần. 30 đến 16 dùng 1 gam, 24 giờ một lần. 15 đến 6 dùng 500 mg , 24 giờ một lần.
  • Sử dụng ở người cao tuổi: Dùng liều thông thường, không nên vượt quá liều 3g mỗi ngày, đặc biệt ở những người bệnh trên 70 tuổi.

Cách dùng: Tiêm, truyền tĩnh mạch, hoặc là tiêm bắp sâu: thường tiêm vào góc phần từ phía trên của mông, hoặc phần bên của bắp đùi.

Chỉ dẫn pha dung dịch tiêm truyền: Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc (Ceftazidime 1g) trong 3ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch lilocain hydroclorid 0,5 % hay 1%. Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc (Ceftazidime 1g) trong 10 ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%. Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc trong các dung dịch như dùng trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ 10 đến 20 mg trên ml ( 1 đến 2g thuốc trong 100ml dung môi).

Trẻ em: Liều dùng cho người bệnh là trẻ em, dùng theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo sau đây :

  • Trẻ sơ sinh từ 0 đến 4 tuần: Dùng 30 mg trên kg tiêm tĩnh mạch, 12 giờ một lần. Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: Dùng 30 đến 50 mg trên kg tiêm tĩnh mạch tối đa 6g trên ngày và 8 giờ một lần
  • Người bệnh cần áp dụng chính xác thông tin liều dùng thuốc Pasvin đã ghi trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Người bệnh không được tự ý tính toán, hoặc áp dụng và thay đổi liều dùng

Xử lý khi quên liều:

Thông thường các thuốc, dược phẩm có thể uống trong khoảng 1 đến 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định rất nghiêm ngặt về thời gian dùng thuốc thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian lỡ quên liều đã quá xa thời điểm cần uống, người bệnh không nên uống bù liều gấp 2 vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc tham khảo thêm kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Xử trí khi quá liều:

Quá liều: quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh bao gồm bệnh não, co giật, và hôn mê. Có thể làm giảm nồng độ ceftazidime huyết thanh bằng cách thẩm phân. Khi phát hiện quá liều người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

3. Tác dụng phụ của thuốc Pasvin

  • Sốc: sốc có thể xảy ra tuy hiếm gặp, do đó cần phải thận trọng. Nếu xảy ra chứng loạn xúc giác, vị giác bất thường, thở rít, chóng mặt, ù tai, toát mồ hôi, cần phải ngừng thuốc hoặc thay đổi cách điều trị.
  • Quá mẫn cảm: nếu xảy ra phát ban hoặc nổi mề đay, nổi ban đỏ, ngứa, chứng đỏ bừng, và ban đỏ dạng sần, phù mạch hoặc phản ứng phản vệ (bao gồm co thắt phế quản và/hay hạ huyết áp), cần phải ngừng thuốc và thay đổi cách điều trị.
  • Da: hiếm gặp, có thể xảy ra ban đỏ và hội chứng Lyell (hoại tử biểu bì nhiễm độc), hội chứng Stevens-Johnson.
  • Hệ thần kinh trung ương: gây nhức đầu hoặc chóng mặt, chứng dị cảm và giảm vị giác. Ðã ghi nhận các báo cáo về di chứng thần kinh bao gồm chứng run, giật rung cơ, co giật và bệnh não ở người bệnh suy thận sử dụng ceftazidime mà không giảm liều cho thích hợp.
  • Thận: hiếm gặp các trường hợp suy giảm chức năng thận nặng, bao gồm suy thận cấp đã được ghi nhận, do đó cần giám sát người bệnh thường xuyên. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì xảy ra, cần phải ngừng thuốc hoặc thay đổi cách điều trị.
  • Huyết học: hiếm gặp, gây giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, chứng mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, tăng lympho bào, tăng tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt và tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu. Thỉnh thoảng gây tăng thoáng qua urê huyết, nitơ huyết hay creatinin huyết thanh.
  • Gan: hiếm gặp, thỉnh thoảng gây vàng da, tăng ALT, AST, AL-P, bilirubin, LDH, GGT, g-GTP.

5. Tương tác thuốc Pasvin

5.1. Tương tác thuốc khác

Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Pasvin nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

5.2. Tương tác thuốc Pasvin với thực phẩm, đồ uống

Cân nhắc sử dụng chung thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

6. Cách bảo quản thuốc Pasvin

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng trực tiếp. Vì nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hoặc có thể biến dạng các thành phần của thuốc.

Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Pasvin . Cần kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi dùng. Khi không sử dụng thuốc, hoặc thuốc hư hỏng cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp người dùng hiểu rõ hơn về thuốc Pasvin cũng như cách dùng. Nếu trong quá trình sử dụng người bệnh có bất cứ vấn đề gì có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-pasvin/