Công dụng thuốc Peflacine Monodose

Công dụng thuốc Peflacine Monodose

Peflacine Monodose là thuốc gì? Thuốc Peflacine Monodose có thành phần chính là Pefloxacin (dưới dạng mesilat dihydrat) tương đương 400 mg. Đây là loại thuốc kê đơn được sử dụng cho cả giới nam và giới nữ để điều trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Peflacine Monodose.

1. Công dụng thuốc Peflacine Monodose là gì?

Pefloxacin trong thuốc là một kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quinolon thế hệ 2. Phổ tác dụng của Pefloxacin rất rộng. Nó có khả năng tác dụng với các trực khuẩn gram âm kể cả Pseudomonas. Nó cũng có khả năng tác dụng với các vi khuẩn gram dương trừ loài S.Pneumoniae.

Với phổ tác dụng như thế, Pefloxacin thường được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn niệu cấp và mãn tính kể có có biến chứng; và dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân khác. Tuy nhiên thì khả năng tác dụng lên vi khuẩn gram âm của Pefloxacin tốt hơn trên vi khuẩn gram dương.

Viên bao phim Peflacine Monodose 400 mg được kê đơn để điều trị với một liều duy nhất cho các nhiễm khuẩn sau:

  • Viêm bàng quang cấp không biến chứng ở phụ nữ dưới 65 tuổi.
  • Điều trị viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn ở nam giới. Trong trường hợp này, chỉ sử dụng Peflacine Monodose khi đã loại trừ tác nhân gây bệnh là lậu cầu khuẩn chủng đề kháng với pefloxacin.
  • Điều trị nhiễm trùng máu và viêm nội tâm mạc; nhiễm trùng màng não,…

Không được phép kê đơn thuốc trong các trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính pefloxacin hoặc quinolon hay bất cứ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc Peflacine Monodose
  • Trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Bệnh nhân thiếu G6PD.
  • Người có tiền sử viêm gân do fluoroquinolon.

2. Cách sử dụng của thuốc Peflacine Monodose

2.1. Cách dùng thuốc Peflacine Monodose

Thuốc Peflacine Monodose được bào chế dạng viên nén thuận lợi cho việc dùng

thuốc bằng đường uống. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc cùng với khoảng 200ml nước trong bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày. Người bệnh tuyệt đối không tự ý cắn nát hay chia nhỏ viên thuốc ra mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc làm đó có thể gây phá vỡ cấu trúc giải phóng kéo dài của thuốc, làm giảm thời gian tác dụng, tăng độc tính cho cơ thể.

Với liều dùng 2 lần/1 ngày, bạn nên uống thuốc trong bữa ăn sáng và bữa ăn tối để đảm bảo thời điểm uống thuốc giữa 2 lần liên tiếp là 12 giờ. Nếu bạn đang sử dụng các thuốc khác có chứa ion kim loại hoá trị 2 như antacid, Kẽm, Muối Khoáng, hoặc bạn uống sữa thì cần sử dụng cách thuốc Peflacine Monodose tối thiểu là 3 giờ đồng hồ.

2.2. Liều dùng của thuốc Peflacine Monodose

  • Liều khuyến cáo thông thường: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên 400mg
  • Thời gian điều trị khoảng 1-2 tuần tùy theo loại và mức độ nhiễm khuẩn, có thể kéo dài trong trường hợp nặng.

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu

gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm

như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Theo ghi nhận, có các biến cố không mong muốn nặng có thể gặp khi dùng pefloxacin ở liều điều trị hoặc ở tình trạng quá liều cấp. Các biến cố xảy ra trong tình trạng quá liều cấp là hiếm gặp và gồm có suy thận và co giật. Trong trường hợp quá liều cấp, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị nâng đỡ. Lọc máu có hiệu quả.

3. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Peflacine Monodose

Tránh ra ngoài khi trời nắng hay tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian điều trị thuốc và tiếp tục 4 ngày sau khi ngưng thuốc do nguy cơ nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm gân: Ngay khi bắt đầu điều trị với Peflacine Monodose, khuyến cáo bệnh nhân phải kiểm tra xem có bị đau hoặc sưng ở gót chân hay không, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào nêu trên, phải ngưng điều trị ngay và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Người có tiền sử bị co giật hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên về cảm giác vận động hoặc cảm giác xuất hiện nhanh đã được ghi nhận ở những người sử dụng pefloxacin. Bởi vậy khuyến cáo không dùng pefloxacin nếu bệnh nhân có triệu chứng bệnh này.

Đối tượng người cao tuổi trên 65 tuổi, cần giảm liều trong ngày thành 400 mg.

Thuốc có thể làm nặng thêm triệu chứng nhược cơ.

Đối với người có cổ chướng hoặc vàng da, giảm liều trong ngày thành 400 mg

Cần cân nhắc chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc ở những bệnh nhân có tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi điều trị với Peflacine Monodose viên bao phim 400 mg. Nếu nghi ngờ hoặc xác định là viêm đại tràng do Cdifficile, phải ngưng điều trị Peflacine Monodose viên bao phim 400 mg và bắt đầu điều trị thích hợp ngay cho trường hợp này. Chống chỉ định sử dụng các thuốc làm ức chế nhu động ruột trong trường hợp tiêu chảy này.

Như các thuốc nhóm fluoroquinolone, cần thận trọng khi dùng pefloxacin ở những người có nguy cơ kéo dài khoảng QT, những người có nguy cơ hạ đường huyết (ở những bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng thuốc uống hạ đường huyết như glibenclamide hoặc insulin).

– Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Bệnh nhân phải được cảnh báo về các nguy cơ: tiềm năng ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, và khuyên không lái xe hoặc vận hành máy móc nếu có xảy ra các triệu chứng thần kinh. Cần thận khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

* Tương tác thuốc

– Theo dõi chặt chẽ khi sử dụng Pefloxacin cùng với cimetidin, ranitidin, theophylli: Pefloxacin vì gây ức chế enzym CYP450 ở gan từ đó làm giảm chuyển hoá và thải trừ một số thuốc qua enzym này.

– Khi sử dụng Pefloxacin cùng Probenecid thì thời gian bán thải của Pefloxacin tăng lên do Probenecid ức chế sự bài tiết ở ống thận.

– Pefloxacin cùng các thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì Pefloxacin sẽ đẩy các thuốc này ra khỏi protein huyết tương làm tăng nồng độ của chúng ở dạng tự do trong máu gây tăng nguy cơ chảy máu.

– Khi sử dụng thuốc tốt nhất bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ tư vấn tránh xảy ra các tương tác không mong muốn.

5. Tác dụng phụ của thuốc Peflacine Monodose

Giống như các hoạt chất, thuốc này ở một số người có thể gây ra ít hoặc nhiều các tác dụng không mong muốn ở các hệ cơ quan:

– Buồn nôn, đau dạ dày, nôn mửa.

– Da: Đỏ da, nhạy cảm ánh sáng, ngứa. Rất hiếm gặp hội chứng steven-Johson.

– Hệ vận động: Đau khớp, tràn dịch khớp, đau cơ. Viêm gân có thể xuất hiện sớm khi bắt đầu điều trị và kéo dài một thời gian sau khi ngưng điều trị. Hiếm khi gặp các trường hợp bị đứt gân.

Hệ thần kinh trung ương: Co giật, mất tỉnh táo, choáng váng, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, bứt rứt, bệnh lý thần kinh ngoại biên vê fcarm giác hoặc cảm giác vận động, hoặc có thể làm trở nặng chứng nhược cơ.

Các phản ứng dị ứng: nổi mề đay. Hiếm khi gặp phù vi mạch, sốc phản vệ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-peflacine-monodose/