Công dụng thuốc Poltraxon

Công dụng thuốc Poltraxon

Thuốc Poltraxon có chứa thành phần Ceftriaxon (Ceftriaxon natri), bào chế dạng thuốc bột pha tiêm, được chỉ định dùng để điều trị các trường hợp: Nhiễm trùng hô hấp, tai – mũi – họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ, viêm đường mật,…

1. Poltraxon là thuốc gì?

Thuốc Poltraxon có chứa thành phần Ceftriaxon (dưới dạng Ceftriaxon natri), thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Thuốc Poltraxon bào chế dạng thuốc bột pha tiêm, hàm lượng mỗi lọ 1g.

2. Chỉ định của thuốc Poltraxon

Chỉ định Poltraxon để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxon như sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Poltraxon

Tuyệt đối không được sử dụng Poltraxon trong trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn, dị ứng với Ceftriaxon hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, nhóm Penicillin.

4. Liều lượng và cách sử dụng Poltraxon

4.1. Liều dùng của thuốc Poltraxon

Người lớn

Liều dùng Poltraxon điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

  • Van tim bình thường (van tim chưa thay): 2g/ lần x 1 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 2 – 4 tuần. Nên kết hợp thêm Gentamicin trong trường hợp người bệnh sử dụng phác đồ điều trị trong 2 tuần.
  • Người có lắp van tim giả (van tim thay thế): 2g/ lần x 1 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 6 tuần.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Enterococcus faecalis (kháng penicillin, aminoglycosid và vancomycin): 2g/ lần x 2 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 8 tuần hoặc hơn, cùng với ampicillin.

Liều dùng Poltraxon điều trị viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm: 2g/ lần x 2 lần/ ngày ( mỗi lần cách nhau 12 giờ), dùng kéo dài trong 7 ngày đối với H. influenzae hoặc N. meningitidis không gây biến chứng, từ 10 – 14 ngày đối với viêm màng não biến chứng do S. pneumoniae và từ 21 ngày trở lên đối với viêm màng não do E. coli, Klebsiella.

Liều dùng Poltraxon phòng ngừa những trường hợp viêm màng não do não mô cầu: 250mg/ lần/ ngày tiêm bắp.

Liều dùng Poltraxon điều trị viêm đường hô hấp:

  • Viêm xoang (phải nằm viện): 2g/ lần x 1 lần/ ngày. Đối với người trên 60 tuổi: 1g/ lần x 1 lần/ ngày.
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 1g/ lần x 1 lần/ ngày, thường phối hợp với một macrolid; 2g/ ngày khi tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc vi khuẩn có nguy cơ kháng thuốc ( viêm phổi mắc phải bệnh viện), người trên 65 tuổi có nhiễm khuẩn lan tỏa.

Liều dùng Poltraxon điều trị bệnh Lyme: 2g/ lần x 1 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 14 ngày (10 – 28 ngày).

Liều dùng Poltraxon điều trị sốt kèm giảm bạch cầu trung tính theo kinh nghiệm: 30 mg/ kg (tối đa 2 g) x 1 lần/ ngày, phối hợp với amikacin (20mg/ kg/ lần x 1 lần/ ngày).

Liều dùng Poltraxon dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Một liều duy nhất 1g từ 0,5 – 2 giờ trước khi mổ. (Đối với phẫu thuật kết trực tràng, tiêm 2g Poltraxon trước khi phẫu thuật từ 0,5 – 2 giờ).

Liều dùng Poltraxon điều trị bệnh lậu và nhiễm khuẩn kết hợp do N. gonorrhoeae:

  • Tiêm bắp 1 liều duy nhất 125 mg. Nếu nhiễm lan tỏa ở người lớn, thiếu niên: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1g/ lần x 1 lần/ ngày.
  • Sau khi các triệu chứng cải thiện, chỉ số viêm giảm, điều trị duy trì tiếp trong 24 – 48 giờ, sau đó chuyển sang dùng đường uống Cefpodoxim hoặc Cefixim trong ít nhất 1 tuần.

Liều dùng Poltraxon điều trị viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu cầu: 1 – 2g/ lần x 2 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ, dùng kéo dài trong 10 – 14 ngày đối với viêm màng não và ít nhất 4 tuần đối với viêm nội tâm mạc.

Liều dùng Poltraxon điều trị bệnh lậu không biến chứng: Tiêm bắp sâu 250 mg/ lần – 1 liều đơn.

Liều dùng Poltraxon điều trị viêm màng tiếp hợp do lậu cầu: Tiêm bắp sâu 1g/ lần – 1 liều duy nhất.

Liều dùng Poltraxon điều trị bệnh giang mai mới phát sinh: Tiêm bắp sâu 500 mg/ ngày, trong 10 ngày.

Liều dùng Poltraxon điều trị bệnh thương hàn (tiêm tĩnh mạch): 2g/lần x 1 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 14 ngày.

Trẻ em:

  • Trẻ em (dưới 50kg): 20 – 50mg/kg/ lần/ ngày, có thể dùng liều tối đa tới 80mg/kg/ngày đối với nhiễm khuẩn nặng.
  • Trẻ em (từ 50kg trở lên): Dùng liều tương tự như người lớn.
  • Trẻ sơ sinh: 20 – 50 mg/ kg/ ngày (liều tối đa là 50 mg/kg/ngày dùng đường tĩnh mạch).

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

  • Van tim bình thường (chưa thay van tim): Liều 100mg/ kg/ lần x 1 lần/ngày. Dùng kéo dài từ 2 – 4 tuần. Nên kết hợp thêm Gentamicin trong trường hợp dùng phác đồ điều trị trong 2 tuần.
  • Van tim giả (van thay thế): Liều 100mg/ kg/ lần x 1 lần/ ngày. Dùng kéo dài trong 6 tuần.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Enterococcus faecalis (kháng penicilin, aminoglycosid và vancomycin): 100 mg/ kg/ lần x 1 lần/ ngày. Dùng kéo dài ít nhất 8 tuần. Trong quá trình điều trị, nên dùng kết hợp với kháng sinh ampicillin.

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em viêm màng não:

  • Trẻ em, từ sơ sinh đến 12 tuổi: 100 mg/kg/ngày ( liều tối đa có thể lên tới 4g/ngày), chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Dùng kéo dài trong 7 – 21 ngày.
  • Đối với nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes, thời gian dùng Poltraxon phải trên 10 ngày.

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em để phòng ngừa những trường hợp viêm màng não do não mô cầu: Dùng liều 125mg/ ngày.

Liều dùng Ceftriaxone cho trẻ em viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: Tiêm tĩnh mạch 50 – 75 mg/kg/lần x 1 lần/ ngày. Nếu nhiễm khuẩn nặng: Tiêm tĩnh mạch 80 – 100 mg/kg/ngày, 1 lần duy nhất hoặc chia 2 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 12h ( liều tối đa là 4g/ngày).

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em bệnh Lyme: Dùng đường tĩnh mạch, liều 50 – 75 mg/kg/lần ( liều tối đa 2g/ngày) x 1 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 14 – 28 ngày.

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em điều trị sốt kèm giảm bạch cầu trung tính theo kinh nghiệm: Đường tĩnh mạch 80mg/kg/lần ( liều tối đa 2g/ngày) x 1 lần/ ngày. Trong trường hợp phối hợp Poltraxon với amikacin tĩnh mạch ( dùng liều amikacin 20mg/kg/ngày).

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em hạ cam: Tiêm bắp sâu 50 mg/kg – 1 liều đơn.

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em bệnh lậu không biến chứng: Tiêm bắp 125mg/ lần/ ngày.

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em viêm màng tiếp hợp do lậu cầu:

  • Trẻ em trên 45kg: Liều Poltraxon giống như người lớn.
  • Dưới 45kg: Tiêm bắp sâu 125mg /lần – 1 liều duy nhất

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em bệnh lậu lan tỏa:

  • Trẻ em trên 45kg: Liều dùng 50mg/ kg/ lần x 1 lần/ ngày, kéo dài trong 7 ngày.
  • Dưới 45kg: Liều dùng 50mg/ kg/ lần x 1 lần/ ngày, liều tối đa 1g/ngày, dùng kéo dài trong 7 ngày

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em viêm màng não hoặc viêm nội tâm mạc, cân nặng dưới 45kg: 50mg/kg/ngày ( liều tối đa 2g/ngày), chia 2 lần/ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ, dùng kéo dài trong khoảng 10-14 ngày (viêm màng não) hoặc ít nhất 4 tuần ( đối với trường hợp viêm nội tâm mạc).

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em viêm mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25 – 50 mg/kg (tối đa 125 mg) – 1 liều duy nhất.

Liều dùng Poltraxon cho trẻ em bệnh thương hàn (tiêm tĩnh mạch): Liều 75 – 80
mg/ kg/ lần x 1 lần/ ngày, dùng kéo dài trong 5 – 14 ngày

Đối tượng khác:

  • Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều Poltraxon trong trường hợp chức năng gan, thận bình thường.
  • Người bệnh suy thận: Hệ số thanh thải creatinin trên 10ml/phút: không cần điều chỉnh liều Poltraxon. Hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, liều Poltraxon không vượt quá 2g/ngày.
  • Bệnh nhân thẩm tách máu: 2g tiêm cuối đợt thẩm tách, thông thường trong 72 giờ. Không cần cho liều Poktraxon bổ sung trong và sau khi thẩm tách máu.
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều Poltraxon.

4.2. Cách dùng thuốc Poltraxon

Thuốc Poltraxon có thể dùng đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Trong trường hợp tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch, nên tiêm chậm từ 2 – 4 phút. Trong trường hợp truyền tĩnh mạch, truyền Poltraxon trong ít nhất 30 phút. Khi sử dụng thuốc Poltraxon với liều lớn hơn 1g nên được truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp không tiêm, truyền được tĩnh mạch, đối với liều lớn hơn 1g mà dùng đường tiêm bắp thì phải tiêm ở nhiều vị trí.

5. Tác dụng phụ của thuốc Poltraxon

Tác dụng phụ thường gặp của Poltraxon

  • Phản ứng quá mẫn trên da, vị trí tiêm truyền: ngứa, nổi ban.
  • Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy.

Tác dụng phụ ít gặp của Poltraxon

  • Toàn thân: Sốt, phù, viêm tĩnh mạch.
  • Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp của Poltraxon

  • Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
  • Hệ tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc. Trên gan: Tăng men gan.
  • Trên da: Hồng ban đa dạng.
  • Hệ thận – tiết niệu: Tiểu ra máu.

Người bệnh gặp bất kể tác dụng phụ không mong muốn nào đã được liệt kê hoặc chưa được liệt kê trên đây của thuốc Poltraxon trong quá trình điều trị thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và xử trí kịp thời.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Poltraxon

Người bệnh dùng thuốc Poltraxon cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng Poltraxon, cần phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Cephalosporin, Penicillin hoặc thuốc khác, vì có thể gây phản ứng phản vệ.
  • Poltraxon có nguy cơ dị ứng chéo ở những người bệnh dị ứng với Penicilin.
  • Đối với người bệnh bị suy giảm đáng kể cả chức năng thận và gan, liều Poltraxon không nên vượt quá 2g/ngày nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Thận trọng khi điều trị Poltraxon kéo dài quá 14 ngày đối với người bệnh mất nước, mất điện giải do nguy cơ Poltraxon kết tủa trong túi mật.
  • Phải tìm nguyên nhân thiếu máu trong khi điều trị bằng cephalosporin (kể cả Poltraxon), vì các cephalosporin có tiềm năng gây thiếu máu huyết tán nặng gây tử vong qua cơ chế miễn dịch trung gian.
  • Poltraxon có thể làm xuất hiện các triệu chứng của sỏi niệu, tắc nghẽn niệu quản và suy thận cấp sau thận, nhiều nhất ở bệnh nhi.
  • Ngừng ngay Poltraxon nếu xảy ra co giật; thực hiện liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng.
  • Sử dụng Poltraxon thường gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tăng phát triển các nấm, men hoặc những vi khuẩn khác.
  • Tiêu chảy do Clostridium difficile đã được báo cáo khi sử dụng gần như tất cả các kháng sinh, bao gồm cả Poltraxon. Người bệnh mắc viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy cần báo với bác sĩ tình trạng bệnh trước khi sử dụng Poltraxon
  • Người bệnh sử dụng kéo dài Poltraxon, nghi ngờ hoặc được chẩn đoán tiêu chảy do Clostridium difficile cần được bù dịch, điện giải thích hợp, bổ sung protein, điều trị kháng khuẩn C.difficile.
  • Ở những bệnh nhân được điều trị bằng Poltraxon, xét nghiệm Coombs có thể cho kết quả dương tính giả.
  • Đối với phụ nữ có thai: Thuốc Poltraxon chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai khi có chỉ định của bác sĩ, khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Thuốc Poltraxon bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp, cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.
  • Lưu ý đối với người lái xe và vận hành máy móc: Trong quá trình điều trị bằng Poltraxon, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra (ví dụ như chóng mặt, đau đầu). Đối tượng này cần lưu ý khi sử dụng Poltraxon.

Trên đây là những thông tin quan trọng về kháng sinh Poltraxon. Hiểu rõ về thông tin của thuốc sẽ giúp người bệnh nắm rõ hơn về công dụng và những vấn đề gặp phải khi dùng thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Poltraxon, bạn có thể liên hệ đến Vinmec để nhận được những tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn cao.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-poltraxon/