Công dụng thuốc Setpana

Công dụng thuốc Setpana

Setpana là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, viêm nang lông, viêm thận, viêm tử cung cùng một số bệnh lý nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn nhạy cảm với Cefdinir gây ra. Tùy vào mức độ bệnh lý, độ tuổi mà bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc với liều dùng phù hợp.

1. Setpana là thuốc gì?

Setpana có chứa thành phần chính là hoạt chất Cefdinir. Đây là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có khả năng diệt khuẩn hiệu quả nhờ ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Theo các tài liệu nghiên cứu, Cefdinir có phổ hoạt tính rộng kháng nhiều vi khuẩn Gram âm như Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Moraxella catarrhalis. Ngoài ra là khả năng hoạt động tốt trên các loại vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin), Streptococcus pyogenes.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Với cơ chế hoạt động trên, thuốc Setpana thường được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây nên:

  • Người mắc nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Người mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục hoặc bệnh lậu không biến chứng.
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn trong sản, phụ khoa, nhiễm khuẩn ngoài da và tổ chức mô mềm.
  • Sử dụng thuốc trong dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

2.2. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Setpana cho những người quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporin tiêu biểu như: Cefaclor (Raniclor), cefadroxil (Duricef), cefadroxil (Duricef), cefprozil (Cefzil), ceftibuten (Cedax), cefditoren (Spectracef), ceftibuten (Cedax), cephalexin (Keflex), cephradine (Velosef), cefpodoxime (Vantin).

3. Liều dùng và cách dùng Setpana

3.1. Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên Setpana, ngày uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ, thời gian điều trị kéo dài từ 5 đến 10 ngày hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: Sử dụng Setpana với liều thông thường là 14mg/ kg/ ngày ( tối đa 600mg/ ngày).
  • Bệnh nhân suy thận: Có độ thanh thải

3.2. Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên bạn hãy nuốt toàn bộ viên thuốc với nước, không nên phá vỡ, nhai hoặc nghiền nát. Người bệnh cần sử dụng thuốc này cho đến khi hết liều lượng quy định, ngay cả khi triệu chứng đã giảm hoặc điều trị hoàn toàn. Việc ngừng dùng thuốc quá sớm có thể sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tiếp tục phát triển, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tái phát.

Ngoài ra, bạn chú ý không nên tự tăng liều, giảm liều, dùng lâu hơn thời gian quy định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ

Setpana thường ít gây tác dụng phụ cho người dùng thuốc. Một số trường hợp ghi nhận dấu hiệu buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn dạ dày, biếng ăn, táo bón. Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân xuất hiện cảm giác nhức đầu, chóng mặt, viêm miệng, nhiễm nấm. Qua xét nghiệm một số người bệnh có dấu hiệu thiếu vitamin K, vitamin nhóm B; giảm bạch cầu, tăng men gan, tăng BUN.

Một số tác dụng phụ cực hiếm gặp gồm quá mẫn, viêm ruột, viêm phổi kẽ.

5. Tương tác thuốc

Setpana có thể tương tác với các loại thuốc bổ sung sắt và thức ăn có chứa sắt, Antacid (chứa nhôm hoặc magnesi) làm giảm khả năng hấp thu thuốc nên bạn cần chú ý dùng 2 thuốc cách nhau khoảng 2 giờ.

Setpana dùng chung với Probenecid sẽ làm tăng hấp thu thuốc và kéo dài thời gian bán thải thuốc.

6. Thận trọng khi dùng Setpana

  • Cần thận trọng khi sử dụng Setpana cho người có tiền sử quá mẫn cảm với nhóm penicillin, có tiền sử xuất hiện phản ứng dị ứng, như bị hen phế quản, phát ban hoặc mày đay.
  • Người có rối loạn nặng về thận, độ thanh thải creatinin
  • Khi sử dụng thuốc Setpana cho bệnh nhân cao tuổi, cần phải điều chỉnh liều lượng và khoảng cách dùng để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin về thuốc Setpana, nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về liều dùng hoặc cách sử dụng, các bạn hãy hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-setpana/