Công dụng thuốc Tinaziweld

Công dụng thuốc Tinaziweld

Thuốc Tinaziweld có thành phần chính là Cefdinir, thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm phế quản, viêm phổi và bệnh lậu, … Người dùng Tinaziweld có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn và viêm ruột màng giả, …

1. Tinaziweld là thuốc gì?

Thuốc Tinaziweld được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD- 33072 -19. Tinaziweld được phân loại vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thành phần hoạt chất chính của thuốc TinaziweldCefdinir.

Dạng bào chế: Viên nén phân tán, mỗi viên chứa 150mg Cefdinir và các tá dược khác của nhà sản xuất.

2. Công dụng thuốc Tinaziweld

Dược lực học: Cefdinir một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefdinir không bị thủy phân bởi men beta lactamase, có phổ kháng khuẩn rộng với nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Đặc biệt, Cefdinir có tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram dương như: Streptococcus sp., Staphylococcus sp.,.

Dược động học:

  • Hấp thu: Nồng độ Cefdinir đạt đỉnh trong huyết tương sau 2 – 4 giờ uống. Sinh khả dụng của Cefdinir khoảng 25% khi dùng dưới dạng hỗn dịch.
  • Phân bố: Cefdinir phân bố vào tai giữa, amidan, mô xoang, phế quản, niêm mạc phổi, … Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương 60 – 70%.
  • Chuyển hóa: Cefdinir được chuyển hóa không đáng kể.
  • Thải trừ: Cefdinir được thải trừ phần lớn qua thận.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tinaziweld

Thuốc Tinaziweld thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng như:

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng Tinaziweld cho người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Tinaziweld

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Tinaziweld, người bệnh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo liệu trình điều trị. Bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng và đường dùng của thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung thuốc Tinaziweld với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

Liều lượng:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: 14mg/ kg/ ngày, liều tối đa là 600mg / ngày.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày (tính theo viên 150mg), mỗi lần cách nhau 12 giờ. Thời gian dùng thuốc là 5 – 10 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin

Cách dùng: Thuốc Tinaziweld được bào chế dưới dạng viên nén và dùng theo đường uống. Bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, không bẻ đôi hoặc nhai viên thuốc. Nên sử dụng nước lọc để uống nước, không dùng các loại nước ép trái cây, nước trà, nước chè, cà phê, … để uống cùng với thuốc.

Xử trí khi quên một liều thuốc Tinaziweld:

  • Nếu quên một liều thuốc, bạn có thể dùng liều khác thay thế. Nếu đã đến gần lần dùng thuốc tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo như chỉ dẫn.
  • Lưu ý: Không thêm liều hoặc gấp đôi liều để bù liều đã quên.

Xử trí khi quá liều thuốc Tinaziweld:

  • Khi bệnh nhân có biểu hiện quá liều thuốc Tinaziweld, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Mang theo sổ khám bệnh và các thuốc bệnh nhân đang dùng, bao gồm các dạng uống, bôi, xịt, … để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.

5. Tác dụng không mong muốn

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Tinaziweld có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như: Đau bụng, buồn nôn, viêm ruột giả mạc, dị ứng dạng phát ban, mày đay, ngứa, … Tuy nhiên những triệu chứng này thường giảm khi ngưng thuốc.

Đây không phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc Tinaziweld, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác chưa được báo cáo, nghiên cứu. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng Tinaziweld.

6. Tương tác thuốc

Để sử dụng thuốc Tinaziweld an toàn và hiệu quả, tránh hiện tượng tương tác thuốc, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả thuốc đang được kê đơn để điều trị những bệnh khác. Một số thực phẩm, đồ uống như thức ăn lên men, đồ uống có cồn, bia, rượu, …có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những loại thực phẩm này trong quá trình điều trị với Tinaziweld.

Các thuốc, thực phẩm có thể tương tác với Tinaziweld như:

  • Các chế phẩm bổ sung sắt và thực phẩm chứa sắt, antacid (chứa nhôm hoặc magnesi): làm giảm khả năng hấp thu của Tinaziweld. Nếu phải sử dụng, nên dùng Tinaziweld trước hoặc sau 2 giờ.
  • Probencid: tăng hấp thu Tinaziweld và kéo dài thời gian bán thải.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tinaziweld

Sử dụng thuốc Tinaziweld cho phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn cũng như kinh nghiệm khi dùng Tinaziweld cho phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tinaziweld cho đối tượng này.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tinaziweld cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Penicilin, bệnh nhân có tiền sử viêm ruột kết và suy thận.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Tinaziweld trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ dưới 25 độ C.
  • Để Tinaziweld tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc Tinaziweld đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
  • Không vứt thuốc Tinaziweld vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Tinaziweld, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng. Lưu ý, Tinaziweld là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, gây biến chứng nặng nề.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-tinaziweld/