Công dụng thuốc Tiphanicef

Công dụng thuốc Tiphanicef

Thuốc Tiphanicef có thành phần chính là Cefdinir 300mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Đây là thuốc được chỉ định trong các trường hợp điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn được bác sĩ kê đơn.

1. Thuốc Tiphanicef là thuốc gì?

Thuốc Tiphanicef là thuốc gì? Thuốc Tiphanicef có thành phần chính là Cefdinir thuốc nhóm thuốc chống ký sinh trùng, nhiễm khuẩn.

Thuốc có công dụng nhanh các triệu chứng, giúp người bệnh ổn định sức khỏe. Tiphanicef được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Tipharco.

Thuốc Tiphanicef được bào chế dưới dạng viên nang cứng với các hàm lượng là thuốc Tiphanicef 125 và thuốc Tiphanicef 300.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Tiphanicef

2.1. Chỉ định

Thuốc Tiphanicef được chỉ định điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở thể nhẹ và vừa do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra cho người bệnh, cụ thể:

Người lớn và thanh thiếu niên

Trẻ em

  • Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp.
  • Viêm họng, viêm amidan.
  • Nhiễm khuẩn da mô mềm chưa xảy ra biến chứng.

2.2. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Tiphanicef trong những trường hợp sau đây:

  • Không dùng thuốc Tiphanicef cho người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalolporin.

Chống chỉ định này cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là không vì lý do nào khác mà chống chỉ định có thể linh động trong việc sử dụng thuốc.

3. Cách dùng và liều dùng của Tiphanicef

3.1. Cách dùng

  • Thuốc Tiphanicef được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên người bệnh cần dùng thuốc bằng đường uống.
  • Người bệnh nên uống thuốc Tiphanicef ngay sau bữa ăn và ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc kháng acid hoặc các chế phẩm có chứa thành phần sắt.

3.2. Liều dùng

Người lớn và thanh thiếu niên trên 13 tuổi

  • Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Liều lượng khuyến cáo dùng là 300mg x 2 lần/ngày, sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 10 ngày
  • Cơn kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp: Liều lượng dùng là 300mg x 2 lần/ngày hoặc sử dụng 600mg/lần, sử dụng thuốc trong vòng 10 ngày.
  • Viêm họng, amidan: Liều lượng dùng thuốc là 300mg x 2 lần/ngày hoặc liều 600mg/lần, sử dụng thuốc trong khoảng thời gian từ 5 – 10 ngày
  • Nhiễm trùng da: Liều lượng dùng thuốc 300mg x 2 lần/ngày, sử dụng thuốc trong vòng thời gian 10 ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Đối tượng này không được khuyến cáo sử dụng thuốc Tiphanicef do chưa chứng minh được mức độ an toàn.

Bệnh nhân suy thận: Người bệnh có độ thanh thải creatinin

Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Tiphanicef liệt kê ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh khi có các triệu chứng của bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Khi được kê đơn thuốc Tiphanicef, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tiphanicef

Trong quá trình sử dụng thuốc Tiphanicef, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tiphanicef ở người bệnh bị suy thận (độ thanh thải creatinine
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tiphanicef ở những người bệnh có tiền sử bệnh viêm ruột kết
  • Đọc kỹ hướng dẫn có trong hộp thuốc trước khi sử dụng Tiphanicef
  • Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Do chưa chứng minh được mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, tốt nhất đối tượng này không nên sử dụng. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì cần tư vấn bởi bác sĩ, chỉ dùng khi những lợi ích cao hơn so với nguy cơ.
  • Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Tiphanicef có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây chóng mặt. Vì vậy cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

5. Tác dụng phụ của Tiphanicef

Trong quá trình sử dụng thuốc Tiphanicef , người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

Rất hiếm trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Tiphanicef bị hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm đại tràng giả mạc, giảm huyết cầu, giảm bạch cầu,…

Ngoài những tác dụng phụ kể trên nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khác cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám, xử trí kịp thời, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Tiphanicef có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Thuốc antacid, cùng các chế phẩm có chứa sắt khi sử dụng đồng thời với Tiphanicef có thể làm ảnh hưởng tới việc hấp thu hoạt chất cefdinir. Vì vậy, người bệnh cần phải uống trước hoặc sau khi uống cefdinir khoảng 2 giờ.
  • Thuốc bổ sung sắt của trẻ em không làm ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu của hoạt chất cefdinir. Do đó có thể được sử dụng kết hợp đồng thời. Phần hoạt chất cefdinir không hấp thu có thể tương tác với sắt khiến người bệnh đi phân có màu đỏ gạch.
  • Phản ứng dương tính giả có thể xảy ra khi người bệnh thử ceton niệu nếu dùng nitroprusside.
  • Xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính giả khi thử glucose niệu bằng dung dịch thuốc thử Benedict hoặc là Fehling.

7. Quên liều và cách xử trí thuốc Tiphanicef

  • Quên liều: Nếu người bệnh quên một liều thuốc Tiphanicef thì hãy dùng liều thuốc đó ngay khi nhớ ra, không sử dụng gấp đôi liều thuốc Tiphanicef để bù lại.
  • Quá liều: Việc sử dụng quá liều thuốc Tiphanicef hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, khi sử dụng quá liều thuốc Tiphanicef và xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần thông báo với bác sĩ và tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bảo quản thuốc Tiphanicef ở những nơi khô ráo, thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Để thuốc Tiphanicef tránh xa tầm tay của trẻ em. Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn, méo mó, chảy nước. Tham khảo cách xử lý thuốc khi đã không sử dụng được nữa.

Tóm lại, thuốc Tiphanicef có thành phần chính là Cefdinir 300mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Đây là thuốc được chỉ định trong các trường hợp điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Khi được chỉ định dùng thuốc, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn, đồng thời tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-tiphanicef/