Thuốc Kalowog là thuốc gì? Liều dùng và tác dụng phụ

Thuốc Kalowog là thuốc gì? Liều dùng và tác dụng phụ

Thuốc Kalowog thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, virus, nấm,… Bệnh nhân viêm gan B, HIV hoặc người cần dự phòng HIV đều được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Khi dùng thuốc, một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban,… có thể xảy ra.

1. Thuốc Kalowog là thuốc gì?

Thuốc Kalowog có thành phần là Tenofovir disoproxil fumarat 300mg và các hoạt chất khác. Đây là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus và chống nhiễm khuẩn.

Thuốc Kalowog chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (không sử dụng riêng lẻ) để điều trị nhiễm HIV tuýp 1 ở người lớn;
  • Kết hợp với thuốc kháng retrovirus khác để phòng ngừa nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cao;
  • Điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn khi đã đề kháng với lamivudin.

Thuốc Kalowog chống chỉ định cho bệnh nhân mẫn cảm với Tenofovir disoproxil fumarat hoặc thành phần khác có trong thuốc.

2. Liều dùng thuốc Kalowog

Trong điều trị thông thường:

  • Bệnh nhân nhiễm HIV: 1 viên x 1 lần/ngày, kết hợp sử dụng với thuốc kháng retrovirus khác;
  • Dự phòng nhiễm HIV sau tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày, kết hợp sử dụng với thuốc kháng retrovirus khác. Dùng thuốc tốt nhất là trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, tiếp tục sử dụng thuốc trong vòng 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp thuốc;
  • Dự phòng nhiễm HIV không do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày, kết hợp sử dụng với ít nhất 2 loại thuốc kháng retrovirus khác. Dùng thuốc tốt nhất là trong vòng 72 giờ, tiếp tục sử dụng trong 28 ngày tiếp theo;
  • Bệnh nhân viêm gan B mạn tính: 1 viên x 1 lần/ngày trong trên 48 tuần.

Ngưng uống thuốc trị viêm tai giữa cấp 2 tuần thì bây giờ uống còn hiệu quả?
Liều dùng thuốc Kalowog cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị

Với các trường hợp đặc biệt:

  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Không cần phải điều chỉnh liều dùng;
  • Bệnh nhân thẩm phân máu: Dùng thuốc cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân máu 12 giờ;
  • Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng tùy thuộc vào độ thanh thải creatinin. Cụ thể:
    • Độ thanh thải creatinin ≥ 50ml/phút: Dùng thuốc với liều thông thường 1 lần/ngày;
    • Độ thanh thải creatinin 30 – 40ml/phút: Dùng thuốc cách nhau mỗi 48 giờ;
    • Độ thanh thải creatinin 10 – 29ml/phút: Dùng thuốc cách nhau mỗi 72 – 96 giờ.

Khi sử dụng quá liều thuốc Kalowog, bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu ngộ độc. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị nâng đỡ cơ bản như thẩm phân máu.

Nếu quên một liều thuốc thì bệnh nhân nên sử dụng càng sớm càng tốt (trong vòng 1 – 2 giờ so với thời điểm được bác sĩ yêu cầu thì vẫn có thể dùng thuốc). Tuy nhiên, nếu thời điểm phát hiện quên liều đã gần với thời gian uống liều kế tiếp thì người bệnh nên bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp đúng thời điểm được quy định. Người bệnh chú ý không được dùng gấp đôi liều lượng thuốc đã quy định.

3. Tác dụng phụ thuốc Kalowog

Việc sử dụng thuốc Kalowog có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Buồn nôn và nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy,…;
  • Giảm phosphat huyết;
  • Nồng độ amylase có thể tăng cao, viêm tụy;
  • Tăng nồng độ triglyceride máutăng men gan;
  • Tăng đường huyết, thiếu bạch cầu trung tính;
  • Nhiễm acid lactic, kết hợp với chứng gan to, gan nhiễm mỡ;
  • Tác dụng phụ khác: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược, trầm cảm, ra mồ hôi, đau cơ, bệnh thần kinh ngoại vi,…

Đau đầu ù tai chóng mặt
Người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu do tác dụng phụ của thuốc gây ra

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Kalowog

  • Thuốc có thể gây tăng sinh mô mỡ, dẫn tới phì đại tuyến vú, béo bụng, phì đại mặt trước – sau cổ, tàn phá thần kinh ngoại vi,…;
  • Ảnh hưởng tới xương: Việc sử dụng đồng thời thuốc Kalowog với một số loại thuốc kháng retrovirus khác có thể làm giảm mật động khoáng của xương sống thắt lưng, tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp trong máu,…;
  • Tăng các bất thường chức năng gan ở những bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng gan;
  • Bùng phát nhiễm virus HBV nặng ở bệnh nhân nhiễm HIV khi ngưng sử dụng thuốc;
  • Có thể gây hội chứng hoạt hóa miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV nặng, làm trầm trọng các triệu chứng viêm như viêm võng mạc, viêm phổi,…;
  • Phụ nữ đang mang thai được khuyến nghị không nên dùng thuốc. Phụ nữ đang điều trị với thuốc Kalowog không nên cho con bú;
  • Thuốc có thể gây chóng mặt nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc Kalowog, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, tiền sử bệnh lý, dị ứng, có mang thai hoặc cho con bú không,… Nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cũng cần báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp điều trị kịp thời.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/thuoc-kalowog-la-thuoc-gi-lieu-dung-va-tac-dung-phu/