Uống thuốc bị nổi mụn phải làm sao?

Uống thuốc bị nổi mụn phải làm sao?

Một trong những tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc đó là bị nổi mụn. Tình trạng uống thuốc bị nổi mụn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì không rõ nguyên nhân là gì. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có hướng xử trí kịp thời khi gặp phải tình trạng uống thuốc bị nổi mụn.

1. Vì sao uống thuốc tây bị nổi mụn?

Uống thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác bị nổi mụn là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Các nốt mụn ban đầu chỉ xuất hiện rải rác, nhưng sau đó mọc chi chít và thậm chí có mủ như bị mụn trứng cá. Vị trí nổi mụn sau khi uống thuốc thường gặp là mặt, cằm, tay và chân.

Tuy nhiên, triệu chứng bị nổi mụn khi uống thuốc kháng sinh nói chung và các thuốc khác đa phần xuất hiện ở người sử dụng thuốc trong thời gian dài ngày. Khi đó ngoài bị nổi mụn thì làn da đôi khi sẽ bị xỉn màu, thô ráp và mất nước trầm trọng.

Nguyên nhân được xem là vì thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan. Khiến cho gan không thể hoạt động như cơ chế bình thường, nên sẽ đào thải độc tố qua da và gây ra hiện tượng nổi mụn ở nhiều vùng da khác nhau.

Bên cạnh đó, nổi mụn khi uống thuốc còn là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể xuất hiện phản ứng với thuốc và tạo ra kháng thể và histamin.

2. Uống thuốc bị nổi mụn có sao không?

Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nó lại gây phiền toái khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vì da dẻ trở nên xấu xí và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Do đó, để khắc phục tình trạng này thì rất nhiều người đã lựa chọn cách sử dụng các loại kem trị mụn hoặc các phương pháp khác… Nhằm mục đích lấy lại làn da như ban đầu.

Tuy vậy, việc tự ý sử dụng các loại kem trị mụn nhưng không tư vấn ý kiến của bác sĩ không giúp giảm mụn mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, khôn lường hơn.

3. Vậy uống thuốc tây nhiều bị nổi mụn phải làm sao?

Đầu tiên sau khi uống thuốc tây bị nổi mụn thì bạn hãy quan sát kỹ và xác định xem đó là loại mụn gì. Sau đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách dưới đây:

3.1. Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn ít

Những trường hợp uống thuốc bị nổi mụn nhẹ và ít với biểu hiện thường gặp đó là các nốt mụn li ti, mọc theo từng đám nhỏ và không gây đau, không bị sưng đỏ.

Đối với trường hợp này, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách chăm sóc da theo các bước sau đây:

  • Rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ bằng nước muối sinh lý, nước muối pha loãng hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ có chiết xuất thiên nhiên lành tính. Tuyệt đối không được dùng xà phòng hay các loại sữa rửa mặt có chứa nhiều hóa chất vì sẽ khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ thêm.
  • Nếu có mụn và mẩn đỏ sau khi uống thuốc tây thì bạn nên dùng các loại mặt nạ cho da được làm từ các nguyên liệu tự nhiên lành tính như: sữa tươi kết hợp bột yến mạch, bột đậu đỏ, bột nghệ… để tẩy da chết và giúp làm dịu lại da. Sau đó thì rửa lại mặt với nước ấm cho thật sạch.
  • Khi đi ra ngoài trời thì hãy đội mũ nón, che ô, đeo khẩu trang để bảo vệ da và nhớ là thoa thêm một lớp kem chống nắng trước đó khoảng 20 phút để tránh các tác nhân có hại ảnh hưởng đến làn da.
  • Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế dùng các loại mỹ phẩm khi đang bị nổi mụn. Đồng thời cũng không nên nặn mụn, sờ vào nốt mụn sẽ vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào da và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

3.2. Uống thuốc bị nổi mụn nặng và nhiều

Uống thuốc tây nhiều bị nổi mụn phải làm sao? Nếu xuất hiện là các nốt mụn nổi dày đặc và nhiều chi chít như mụn bọc, mụn mủ, lúc này bạn hãy ngưng hẳn dùng thuốc và hãy liên hệ ngay với bác sĩ da liễu để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Cần lưu ý khi thăm khám nhớ mang theo loại thuốc mà bạn đang dùng, để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng cũng như có hướng chữa trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý dùng kem trị mụn khi chưa được chỉ định vì nó có thể sẽ khiến cho tình trạng mụn nổi nhiều hơn và việc chữa trị trở nên phức tạp, khó khăn hơn.

Thông thường, đối với tình trạng này thì bác sĩ có thể sẽ kê thêm vitamin A, vitamin E hoặc một số loại thuốc kháng sinh tổng hợp khác để giúp giảm thiểu tác dụng phụ nổi mụn từ thuốc kháng sinh ban đầu mà bạn dùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để giúp việc điều trị mụn phát huy hiệu quả hơn. Nên uống nhiều nước lọc và các loại nước ép hoa quả tươi để giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể nhanh chóng.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nhiều khoáng chất để giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể giúp chống lại tác nhân có hại. Kiêng hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích, kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng trong quá trình điều trị mụn.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch giúp lưu thông máu tốt, từ đó giúp da dẻ hồng hào, khỏe mạnh và góp phần đẩy lùi mụn hiệu quả. Bên cạnh đó cần đi ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya và hãy luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, không stress để giúp cân bằng nội tiết tố, hạn chế nổi mụn.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc uống thuốc bị nổi mụn phải làm sao? Từ đó có biện pháp phù hợp và hiệu quả giúp khắc phục, cải thiện tình trạng bị nổi mụn khi uống thuốc. Lưu ý những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế, dược sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/uong-thuoc-bi-noi-mun-phai-lam-sao/