Ưu nhược điểm của siro thuốc

Ưu nhược điểm của siro thuốc

Siro thuốc – một dạng bào chế trong ngành dược phẩm. Các dạng thuốc, thực phẩm chức năng… được bào chế không chỉ dạng viên nén mà còn ở dạng siro thuốc. Cùng tìm hiểu rõ hơn ưu điểm của siro thuốc trong bài viết sau đây.

1. Thuốc dạng siro là gì?

Siro thuốc là thuốc được bào chế dạng siro. Chúng ta thường biết đến siro thuốc trong các loại thuốc ho dạng siro, thuốc hạ sốt dạng siro, thuốc chống nôn dạng siro…

Siro là dung dịch nước đường đậm đặc, chứa các dược chất hoặc dịch chiết của dược liệu và các chất thơm. Siro thuốc được sử dụng duy nhất bằng đường uống.

Siro được chia thành 2 loại là siro đơn và siro thuốc.

  • Siro đơn được hiểu là dung dịch đường trắng tinh khiết (không có dược chất) và nước. Siro đơn có hàm lượng đường rất cao. Vì vậy, siro đơn bảo quản được lâu, có tác dụng dinh dưỡng;
  • Siro thuốc gồm siro đơn, các dược chất và chất phụ

Thuốc dạng siro được là thuốc được bào chế từ siro đơn các dược liệu và chất phụ.

2. Phương pháp điều chế siro thuốc

Để điều chế được siro thuốc, đầu tiên cần điều chế ra siro đơn. Theo đó, phương pháp điều chế siro đơn sử dụng các nguyên liệu gồm:

  • Saccarose dược dụng;
  • Saccarose có độ bão hoà trong nước 1: 0,5;
  • Nồng độ bão hoà 66.6%

Có 2 cách điều chế siro đơn là:

  • Phương pháp nóng: ưu điểm là nhanh, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp điều chế này dễ bị caramen hoá có màu hơi vàng, tạo ra đường đơn;
  • Phương pháp nguội: ưu điểm là siro thu được không màu, không tạo ra đường đơn, nhưng nhược điểm là thời gian hoà tan lâu và dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau khi điều chế siro đơn cần tiến hành kiểm tra nồng độ, điều chỉnh nồng độ đường đến theo quy định.

Sau khi có được siro đơn, ta đem điều chế ra siro thuốc. Có 2 cách gồm:

  • Hoà tan dược chất (hoá chất dễ tan hoặc bán thành phẩm) và siro đơn;
  • Dược chất (không có sẵn phải dịch chiết từ dược liệu rồi thêm đường vào theo tỷ lệ siro cần điều chế theo phương pháp nguội ) và siro đơn = siro thuốc;

Bào chế siro thuốc các nhà sản xuất có thể thêm các chất phụ như:

  • Chất làm thơm;
  • Chất ổn định;
  • Chất bảo quản;

Các chất phụ này khi cho vào siro thuốc cần phải có nồng độ thích hợp. Số lượng, chủng loại phụ gia khi cho vào thuốc dạng siro cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý.

3. Thành phần của siro thuốc

Các thành phần chính của siro thuốc gồm:

  • Dược chất;
  • Nước;
  • Đường;

Một siro thuốc có thể có một hoặc nhiều loại đường khác nhau. Do đó, khi sử dụng các thuốc siro ta thường cảm thấy có vị ngọt, dễ uống. Ví như như các thuốc dạng siro trị cảm cúm, thuốc siro trị đau dạ dày

4. Ưu điểm của siro thuốc

Siro thuốc là sản phẩm có nhiều ưu điểm. Thuốc dạng siro có chứa hoạt chất đã được hòa tan sẵn trong dung dịch uống. Do đó, khi sử dụng thuốc siro khả năng hấp thu nhanh chóng hơn các dạng rắn như viên nang, viên nén…

Ngoài ra, ưu điểm của siro thuốc cũng là ít gây ra sự kích ứng với niêm mạc. Sử dụng siro thuốc cũng dễ dàng, thuận tiện hơn. Đặc biệt là với các đối tượng đặc biệt như người trẻ, trẻ nhỏ, người gặp khó khăn trong việc nuốt. Tuy nhiên, thuốc dạng siro cũng có độ ổn định kém hơn do các phản ứng thuỷ phân, sự phát triển của vi khuẩn dễ dàng hơn, thời gian bảo quản cũng ít hơn.

Trên đây là một số thông tin về siro thuốc, nhưng ưu nhược điểm của siro thuốc bạn nên biết để chủ động hơn trong quá trình sử dụng. Nếu có những băn khoăn khác khi dùng siro thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ để được giải đáp.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/uu-nhuoc-diem-cua-siro-thuoc/