Tầm soát ung thư dạ dày: Những thông tin bạn cần nắm rõ

Tầm soát ung thư dạ dày: Những thông tin bạn cần nắm rõ

Tầm quan trọng của việc làm tầm soát ung thư dạ dày


Hình mình họa
Hình mình họa

Ung thư dạ dày là loại ung thư bắt nguồn từ niêm mạc dạ dày, và được cho là có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa.

Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), vào năm 2018, Việt Nam đã ghi nhận 17.527 ca mới mắc ung thư dạ dày và 15.065 trường hợp tử vong do căn bệnh này, đứng thứ ba trong các bệnh ung thư.

Việc tầm soát (sàng lọc) ung thư dạ dày sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi nó bắt đầu có bất kỳ triệu chứng nào, giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và trị liệu dễ dàng hơn nhiều so với khi ở giai đoạn muộn. Các nghiên cứu cho thấy, khả năng sống thêm sau 5 năm sau khi mổ của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm sẽ là 80-90%, trong khi đó chỉ còn 10-15% khi phát hiện khi ở giai đoạn muộn.

Thú vị là hơn 80% bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm không có triệu chứng lâm sàng hoặc tương tự với các bệnh lý dạ dày khác như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, giúp phát hiện căn bệnh trước khi nó gia tăng phức tạp.

Ai cần làm tầm soát ung thư dạ dày?

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày cần phải thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ gồm:

  • Người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi (từ trên 50 tuổi).
  • Những người tiêu thụ chế độ ăn uống nhiều muối, dầu mỡ, đồ chiên nướng, thực phẩm đóng hộp hay ăn thực phẩm thiếu chất.
  • Những người có thói quen hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn.
  • Những người có triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa kéo dài như đau bụng, đầy hơi, ợ hơi,…
  • Những người mắc nhiễm vi khuẩn HP.
  • Những người mắc viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính.
  • Người đã từng làm phẫu thuật dạ dày trước đó.
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, bệnh đa polyp tuyến di truyền và ung thư trực tràng không đa polyp.

Phương pháp tầm soát ung thư định kỳ hiện nay

Quy trình tầm soát ung thư dạ dày bao gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong khám lâm sàng, bạn cung cấp thông tin về sức khỏe và tiền sử bệnh trước đó, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng cần thiết.


Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng cần thiết
Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng cần thiết

Các phương pháp thăm khám cận lâm sàng trong tầm soát ung thư dạ dày bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm chỉ số khối u (CA 72-4, Pepsinogen, CEA, CA 19-9) trong máu là một phương pháp hỗ trợ trong tầm soát ung thư dạ dày, kết hợp với các phương pháp khác. Ví dụ, nếu nồng độ pepsinogen trong máu giảm, có thể đó là dấu hiệu cho tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày hay tìm chất chỉ điểm ung thư dạ dày (chỉ số CA 72-4) hiệu quả. Chỉ số này sẽ cao hơn 6.9U/ml đối với những người mắc ung thư dạ dày.
  • Nội soi dạ dày: thông qua hình ảnh từ nội soi, bác sĩ sẽ biết vị trí, hình dạng và kích thước của phần bị tổn thương. Đồng thời, bác sĩ có thể lấy mẫu mô tổn thương cho sinh thiết.
  • Sinh thiết: giúp xác định tính chất tế bào khối u trong dạ dày lành tính hay ác tính.
  • Chụp CT: được chỉ định sau khi phát hiện bất thường trong quá trình nội soi dạ dày, nhằm đánh giá mức độ xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.

Việc thực hiện các phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác và không can thiệp trực tiếp vào cơ thể của bệnh nhân.

Những phương pháp điều trị ung thư dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay

Các bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau tùy theo trường hợp bệnh của từng bệnh nhân. Hiện nay, ung thư dạ dày được điều trị bằng các phương pháp như:

1. Phẫu thuật:

  • Triệt căn: được thực hiện trong giai đoạn sớm của bệnh.
  • Không triệt căn: được thực hiện trong giai đoạn bệnh nhân đã vào giai đoạn cuối và tế bào ung thư đã di căn.

2. Xạ trị: thường được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng tái phát trong bệnh nhân sau khi phẫu thuật.

3. Hóa trị: sử dụng thuốc uống hoặc tiêm để cung cấp phác đồ hóa trị thích hợp cho từng trường hợp bệnh.

4. Điều trị nhắm trúng đích: sử dụng thuốc nhắm trúng đích để cản trở sự phát triển, di căn của những khối u ác tính.

5. Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ: phác đồ điều dưỡng và chăm sóc giúp giảm bớt nỗi đau tâm lý và thể xác trong trường hợp tiên lượng không thể điều trị hoàn toàn ung thư.

Nên lưu ý rằng, phương pháp điều trị khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, tùy vào từng trường hợp bệnh của từng bệnh nhân. Việc tiến hành phương pháp điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp cải thiện tỉ lệ sống sót của bệnh nhân.

Việc tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là rất quan trọng, bởi dù không thể chẩn đoán 100% kết quả về ung thư, nhưng nó sẽ cho phép phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để nghi ngờ sự tồn tại của tế bào ung thư. Vì vậy, khi chỉ số xét nghiệm tăng, bạn không nên quá hoang mang. Thay vào đó, hãy bình tĩnh thực hiện các bước khám chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác các vấn đề về sức khỏe của mình.

Vậy tầm soát ung thư dạ dày ở đâu uy tín, chất lượng? Vinmec chính là một trong những bệnh viện tầm soát ung thư dạ dày với tỷ lệ chính xác cao, điều trị hiệu quả. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao và tận tâm, VINMEC cam kết cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh viện còn sở hữu một loạt thiết bị y tế hiện đại, giúp bệnh nhân có thể phát hiện bệnh sớm và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/tam-soat-ung-thu-da-day-nhung-thong-tin-ban-can-nam-ro/