Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là biến chứng thường gặp. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan gây xuất huyết tiêu hóa, là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu của bệnh xơ gan nếu không được điều trị kịp thời.

1. Tổng quan về tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là biến chứng thường gặp. Tĩnh mạch cửa là những tĩnh mạch vận chuyển máu từ các cơ quan như dạ dày, ruột non, ruột già, lách, tụy đến gan. Xơ gan là tình trạng các mô gan bị tổn thương, gây suy giảm chức năng gan mãn tính, từ đó ảnh hưởng những tĩnh mạch vận chuyển máu đến gan – tĩnh mạch cửa, dẫn đến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Ở trẻ em, tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan là bệnh bẩm sinh hay mắc phải do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm phúc mạc, viêm ruột, nhiễm trùng, đặt catheter lúc mới sinh, … Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan ở trẻ nhỏ nếu không điều trị có thể dẫn đến xơ gan.


Đề phòng bệnh gan ở trẻ em
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan của trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra

2. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa với những triệu chứng sau:

  • Ói ra máu: Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản, gây xuất huyết tiêu hóa. Đây là triệu chứng điển hình và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nếu không được điều trị kịp thời.
  • Cường lách
  • Xuất huyết não do giảm tiểu cầu
  • Da niêm…

3. Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Ở trẻ nhỏ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan trong thời gian dài không điều trị có thể dẫn xơ gan và chỉ định cấy ghép gan. Do xuất huyết tiêu hóa sẽ giảm dần khi trẻ lớn, nên chỉ định phẫu thuật được cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra, điều trị bảo tồn chịu còn ảnh hưởng của nhiều yếu tiềm tàng khác.

Ở bệnh nhân xơ gan, điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm: điều trị hồi sức, chống sốc, điều trị khôi phục lượng máu trong tĩnh mạch; điều trị cầm máu; và điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa tái phát.


Phẫu thuật cấy ghép gan
Trẻ nhỏ có thế được chỉ định cấy ghép gan khi cần thiết

Cụ thể điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan như sau:

  • Điều trị hồi sức tích cực và chống sốc: Điều trị nhằm mục đích ổn định huyết động. Đảm bảo huyết sắc tố bằng truyền dung dịch cao phân tử (Dextran, Hemocel, …), tiếp theo là Glucose 5% và truyền máu. Bệnh nhân xơ gan cần được điều trị kiểm soát chứng đông máugiảm tiểu cầu bằng truyền plasma tươi hoặc khối tiểu cầu. Nếu điều trị truyền dịch và máu mà không đáp ứng, huyết áp không tăng thì dùng thuốc điều trị vận mạch như Dopamin, Noradrenalin, …
  • Điều trị cầm máu: Có 3 phương pháp điều trị cầm máu trên bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là nội soi đặt sonde (bóng chèn) để cầm máu, kỹ thuật TIPS và đặt stent thực quản tự bung. Trong đó, phương pháp nội soi đặt bóng chèn chỉ được thực hiện khi huyết động của bệnh nhân ổn định. Nếu điều trị nội soi thất bại, TIPS được chỉ định thực hiện để điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hóa tái phát. Đây là kỹ thuật can thiệp nội mạch, ít xâm lấn, hạn chế tình trạng giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản, ít biến chứng sau can thiệp, áp lực tĩnh mạch cửa giảm, máu được lưu thông tốt, các búi giãn biến mất, không tái phát xuất huyết tiêu hóa.

Khâu thủng ruột non bằng phẫu thuật nội soi
Nội soi đặt sonde để cầm máu trên bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan
  • Điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa: Ở bệnh nhân xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa cần được điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản gây vỡ và chảy máu. Điều trị làm giảm áp tĩnh mạch cửa bằng thuốc vận mạch (Octreotide, Somatostatin, Terlipressin, …) trước khi thực hiện nội soi trong trường hợp nghi ngờ vỡ tĩnh mạch. Sau đó, điều trị kháng sinh dự phòng (Ceftriaxone, Quinolon), dự phòng não gan (Duphalac, Philpovin, …) và một số loại thuốc khác như vitamin K, giảm tiết acid, Transamin, … Ngoài ra, còn có một số phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng xuất huyết tiêu hóa tái phát như phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ bằng mạch nhân tạo, hoặc phẫu thuật cắt lách và nối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch thận, hoặc phẫu thuật Sugiura để tách rời những tĩnh mạch nối giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch đơn.

Bệnh nhân bị xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa cần được điều trị dự phòng để hạn chế tình trạng xuất huyết tiêu hóa làm tăng nguy cơ tử vong.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai và đưa hệ thống máy móc y tế đạt chuẩn phục vụ công tác thăm khám, chẩn đoán hình ảnh và điều trị, trong đó có bệnh xơ gan và các bệnh về gan. mọi quy trình thăm khám và điều trị tại Vinmec đều được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao nhờ vậy cho kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/tang-ap-luc-tinh-mach-cua-trong-xo-gan/