Thiếu máu cục bộ đường mật: Những điều cần biết

Thiếu máu cục bộ đường mật: Những điều cần biết

Thiếu máu cục bộ đường mật là một trong những bệnh lý đường mật thường gặp. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bị thiếu máu đường mật có thể sẽ phải đối diện với những biến chứng không mong muốn.

1. Thiếu máu cục bộ đường mật là gì?

Đường mật là một hệ thống ống, được phân chia thành nhiều nhánh để dẫn mật từ gan xuống ruột non, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài bữa ăn, khi không cần sử dụng đến thì dịch mật được dự trữ ở túi mật.

Bệnh thiếu máu cục bộ đường mật là tình trạng đường mật bị tổn thương cục bộ do dòng chảy lưu thông của máu bị gián đoạn từ động mạch gan qua mạng lưới động mạch nằm cạnh đường mật. Những nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu đường mật gồm:

2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh thiếu máu cục bộ đường mật

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc thiếu máu đường mật là: Ngứa da, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu. Từ các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể phát hiện bệnh đường mật.

Thiếu máu cục bộ đường mật gây hoại tử, tổn thương ống mật, dẫn tới viêm túi mật, viêm đường mật hoặc hẹp đường mật (thường lặp lại nhiều lần).


thiếu máu đường mật
Ngứa da là một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc thiếu máu đường mật

3. Chẩn đoán thiếu máu cục bộ đường mật

Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp dưới đây để chẩn đoán thiếu máu đường mật:

  • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP): Kỹ thuật này sử dụng máy cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh của gan, túi mật, ống dẫn mật và tuyến tụy. Đây là kỹ thuật có giá trị trong khảo sát bệnh lý ở mật – tụy, hỗ trợ phát hiện sỏi mật, tắc nghẽn đường mật, thiếu máu đường mật,…;
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Là kỹ thuật nội soi tá tràng kết hợp với chụp X-quang, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ở mật, tụy. Qua máy nội soi, bác sĩ sẽ đưa 1 ống catheter vào đường mật hoặc đường tụy rồi bơm ngược chiều thuốc cản quang vào các ống này. Phim X-quang được chụp sau khi bơm thuốc cản quang, thu lại hình ảnh ống mật và tụy. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở đường mật như thiếu máu cục bộ đường mật, u đường mật, sỏi ống mật hay hẹp đường mật,…

Bác sĩ có thể lựa chọn thực hiện 1 trong 2 phương pháp trên hoặc cả 2 để chẩn đoán thiếu máu cục bộ đường mật.

Các bác sĩ cần nghĩ tới việc chẩn đoán ứ mật ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị thiếu máu đường mật, đặc biệt là sau khi ghép gan. Siêu âm là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đầu tiên của ứ mật, nhưng cần thực hiện thêm 2 phương pháp trên để loại trừ các nguyên nhân khác như ung thư tuyến tụy hoặc sỏi mật.

4. Điều trị thiếu máu cục bộ đường mật như thế nào?

Việc điều trị thiếu máu đường mật phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể:

  • Nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng từ quá trình thải ghép gan, cần sử dụng liệu pháp chống thải ghép và có thể thực hiện ghép gan lại;
  • Đối với nguyên nhân là hẹp đường mật, cần điều trị bằng cách nong đường mật bằng bóng nội soi, kết hợp với đặt stent

Khi được chẩn đoán thiếu máu cục bộ đường mật, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị bệnh cho hiệu quả cao nhất.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/thieu-mau-cuc-bo-duong-mat-nhung-dieu-can-biet/