Uống thuốc kháng sinh kéo dài làm giảm hấp thu đường ruột?

Uống thuốc kháng sinh kéo dài làm giảm hấp thu đường ruột?

Thuốc kháng sinh là thuốc được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn, dùng để kìm hãm sự phát triển hay diệt vi khuẩn. Tuy nhiên thuốc kháng sinh luôn đi kèm tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng dài ngày. Ví dụ như làm giảm hấp thu đường ruột gây ra loạn khuẩn khiến bệnh nhân bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.

1. Thuốc kháng sinh nên sử dụng trong trường hợp nào?

Thuốc kháng sinh là thuốc được bác sĩ kê đơn để chỉ định điều trị bệnh nào đó do vi khuẩn gây nên. Vì vậy, không thể tùy tiện mua thuốc kháng sinh và uống thuốc khi không có chỉ dẫn. Mỗi loại kháng sinh sẽ được chỉ định cho các bệnh riêng biệt như:

Kháng sinh cho bệnh lao: rifamycin, rifampicin, streptomycin, capreomycin, kanamycin, viomycin, cycloserin. Những loại kháng sinh này phải dùng kết hợp với thuốc kháng lao tổng hợp isoniazid, pyrazinamid, ethabutol, ethionamid theo chiến lược DOT ( điều trị ngắn ngày và có kiểm soát). Những loại kháng sinh này thường gây độc cho gan, thận và làm ảnh hưởng đến thính giác.

Kháng sinh dùng để chống nấm: nhóm 1 có chứa Candida ngoài da và tiêu hóa. Amphoteracin B dùng để trị nấm sâu đường toàn thân qua tiêm truyền. Nhóm 1 gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn, nôn và viêm tĩnh mạch, huyết khối.

Nhóm 2 gồm griseofulvin để điều trị kìm hãm nấm microsporium, triclophyton, epidermophyton. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ là nhức đầu, rối loạn tiêu hóa và gây phát ban.

Thuốc kháng sinh dùng để điều trị khối u ( ung thư) như: bleomycin. Dùng trong các trường hợp u bạch huyết bào, u ác tính tinh hoàn, ung thư biểu mô… Thuốc này có tác dụng phụ như suy thận, giảm hô hấp.

Nhóm Daunomycin, doxorubicin điều trị bệnh bạch cầu, lympho bào caaso, u nguyên bào thần kinh, u ác tính bàng quang, u buồng trứng, tuyến giáp trạng. Chúng có tác dụng phụ là ban đỏ da, suy tim, tủy, gây rối loạn tiêu hóa và gây rụng lông tóc.

Ngoài ra còn có những nhóm kháng sinh riêng biệt như: vancomycin, teicoplanin, novobiocin, escherichia coli, enterobacter…

2. Cách sử dụng kháng sinh đúng?

2.1. Uống thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng chỉ định

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kháng sinh trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong của các bệnh nhiễm khuẩn, ngăn ngừa bệnh trở nặng và biến chứng. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng kháng sinh sai cách sẽ kéo theo những hậu quả nặng nề.

Vậy sử dụng kháng sinh thế nào cho hiệu quả:

  • Khi bệnh nhân bị bệnh, việc mấu chốt là phải xác định đâu là bệnh nhiễm khuẩn và bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần phải làm những xét nghiệm và làm kháng sinh đồ, hoặc có khám bác sĩ. Cần lưu ý là bệnh do virus không sử dụng kháng sinh.
  • Khi kê đơn kháng sinh cần phải xem xét thật kỹ lưỡng: tuổi, giới tính, tiền sử bệnh (dị ứng, bị gan, thận, hay thần kinh….), bệnh nhân đang có thai không, cho con bú… để có những phương án thích hợp nhất.
  • Ngoài ra cần phải lựa chọn kháng sinh phù hợp theo các tính năng, chuyển hóa, khuếch tán, đào thải. Đồng thời luôn theo dõi tiến trình điều trị cùng kết quả sau cùng. Nên cân nhắc liều dùng, phối hợp với các loại thuốc khác sao cho phù hợp.
  • Hạn chế tối đa phối hợp kháng sinh, nếu có nên dùng loại phổ hẹp, tránh tạo ra điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc và tăng độc tính, chú ý nữa là sự tương tác qua lại giữa các kháng sinh như tương kị, kháng chéo và hiệp đồng.

Luôn luôn cảnh báo và chú ý những tác dụng phụ của kháng sinh: nhiễm độc gan, thận, thần kinh, tủy, răng… tai biến chọn lọc: viêm gan, đứt gân, mất bạch cầu, điếc… và phổ biến nhất là dị ứng.

2.2. Uống đúng cách.

  • Đầu tiên phải nói là uống đúng liều: nếu bác sĩ đã kê đơn là uống 2 lần / ngày hay hơn thì phải uống đúng liều, không được bỏ bữa, và đúng khoảng cách giờ để đảm bảo trong cơ thể lúc nào cũng đủ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn.
  • Uống với nước nào cho hợp lý: Đa số mọi người khuyên nên dùng với nước sôi nguội. Tuy nhiên một thí nghiệm cho thấy nhóm người uống thuốc kháng sinh với nước trà xanh lại cho hiệu quả tốt hơn. Chúng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn và còn ngăn chặn được 28 loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Nên lưu ý thời điểm uống kháng sinh đúng theo chỉ dẫn:

  • Có loại uống trong bữa ăn như: kích thích đường tiêu hóa vì thuốc không làm giảm hấp thu do thức ăn.
  • Loại kháng sinh uống xa bữa ăn: trước hay sau 2-3 giờ. Là những loại kháng sinh còn lại, chúng bị giảm hấp thu do thức ăn và không ổn khi dạ dày tiết ra dịch vị.
  • Ngoài ra còn lưu ý là không nên sử dụng kháng sinh khi đang uống bia rượu và dùng thuốc tránh thai.

3. Hệ quả của việc uống thuốc kháng sinh dài ngày

3.1. Nguyên nhân kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa?

Uống thuốc kháng sinh kéo dài làm giảm hấp thu của đường ruột. Hay nói cụ thể hơn là bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… và nhiều dấu hiệu khác.

Nguyên nhân là trong đường ruột của chúng ta có cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn. Chúng giúp cho hệ tiêu hóa cân bằng với tỉ lệ 85% lợi khuẩn / 15% hại khuẩn. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng kháng sinh dài ngày thì kháng sinh đã diệt cả lợi khuẩn bên cạnh hại khuẩn. Đường ruột không duy trì được tỉ lệ đó dẫn đến mất cân bằng đồng thời là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày.

3.2. Cách xử lý khi rối loạn tiêu hóa

Dùng kháng sinh kéo dài chắc chắn rối loạn tiêu hóa không? Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Tuy nhiên đa số bệnh nhân sử dụng thuốc dài ngày đều có những phản ứng khó chịu hay những dấu hiệu về giảm hấp thu đường ruột. Tình trạng nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

  • Nếu bạn thấy tình trạng nôn, tiêu chảy nhẹ nên kết hợp với men tiêu hóa, thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa nhằm bổ sung thêm lợi khuẩn cho cơ thể, giúp cân bằng đường ruột nhanh nhất.
  • Nếu tình trạng nôn, tiêu chảy kéo dài và không chấm dứt ngay cả khi bạn đã dừng uống thuốc kháng sinh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và nên uống thuốc trị tiêu chảy để ngăn ngừa mất nước, giảm nhu động ruột và tăng lực co thắt hậu môn đồng thời giảm tiết dịch đường tiêu hóa và giảm mất dịch, chất điện giải.

Không thể phủ nhận tác dụng to lớn của kháng sinh trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên cần tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh như đúng liều, đúng giờ và theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống kháng sinh, nếu sử dụng kháng sinh lâu ngày nên có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tránh nguy cơ giảm hấp thu đường ruột gây nên tình trạng hao tổn sức khỏe do dùng kháng sinh dài ngày.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/uong-thuoc-khang-sinh-keo-dai-lam-giam-hap-thu-duong-ruot/