Công dụng thuốc Aphanat

Công dụng thuốc Aphanat

Thuốc Aphanat có thành phần chính là L-ornithin L-aspartat, hàm lượng 1000mg/ 5ml, dùng để chỉ định để điều trị viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ. Trong bài viết này, chúng tôi gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về công dụng thuốc Aphanat, cũng như cách sử dụng và các lưu ý khi dùng.

1. Thành phần thuốc và dạng bào chế thuốc Aphanat

Thành phần hoạt chất chính của thuốc Aphanat gồm:

  • L-ornithin L-aspartat: 1000mg/ 5ml.
  • Tá dược khác.

Dạng bào chế thuốc Aphanat: Dung dịch tiêm tĩnh mạch.

2.Công dụng – Chỉ định của thuốc tiêm tĩnh mạch Aphanat

Công dụng thuốc Aphanat:

Hoạt chất chính L-ornithin L-aspartat có trong thuốc tiêm tĩnh mạch Aphanat khi đưa vào cơ thể thì sẽ được phân giải thành 2 loại acid amin tham gia vào quá trình tổng hợp Glutamine có tên là L- ornithine và L- aspartate. Sau đó nhờ có quá trình hoạt động mạnh mẽ trong chu trình tổng hợp ure nên 2 loại acid amin này có tác dụng loại bỏ amoniac trong máu. Vai trò của từng thành phần có trong hoạt chất chính như sau:

  • L- aspartate có vai trò kích thích tổng hợp Glutamine tại gan và làm giảm nồng độ Amoniac trong máu, giúp gan khỏe mạnh hơn.
  • L-ornithin được có vai trò kích thích tế bào gan làm việc hiệu quả, đặc biệt chức năng chuyển hóa mỡ và tái tạo nhu mô tế bào gan.

Chính vì vậy thuốc Aphanat có L-ornithin L-aspartat đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm gangan nhiễm mỡ.

Chỉ định dùng thuốc Aphanat điều trị các bệnh lý về gan như:

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Aphanat

Cách dùng: Thuốc Aphanat được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng Aphanat.

Liều dùng: Liều khởi đầu: Tiêm tĩnh mạch châm: 01 ống/ ngày, liệu trình dùng thuốc từ 1-2 tuần.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Aphanat

Chống chỉ định dùng thuốc Aphanat trong trường hợp:

  • Người bệnh bị suy thận nặng.
  • Người bệnh quá mẫn với các thành phần hay tá dược có trong thuốc Aphanat.

5. Tác dụng phụ thuốc Aphanat

Trong quá trình sử dụng thuốc Aphanat, bạncó thể gặp tác dụng phụ như:

  • Nôn, buồn nôn.
  • Cảm giác nóng rát ở thanh quản.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc Aphanat và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Tương tác thuốc Aphanat

Hiện tại chưa có báo cáo về tương tác giữa Aphanat với các thuốc khác được được ghi nhận. Để đảm bảo dùng thuốc an toàn, tránh các tương tác bất lợi người bệnh nên báo cáo cho bác sĩ các thuốc đang điều trị, sản phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đang sử dụng để có được sự tư vấn về liều dùng cũng như thời điểm dùng các thuốc được chính xác nhất.

7. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Aphanat

  • Đối tượng là trẻ em: Cần có chỉ định của bác sĩ kê đơn mới được dùng.
  • Đối tượng là người già cần điều chỉnh liều sao cho phù hợp.
  • Khuyến cáo bệnh nhân sử dụng đúng liều, đúng chỉ định theo bác sĩ kê đơn, không tự ý giảm hay tăng liều Aphanat mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc aphanat nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ của mình.
  • Đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú khi dùng thuốc tiêm tĩnh mạch aphanat cần thận trọng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc này.

8. Xử lý quá liều, quên liều thuốc Aphanat

Khi dùng quá liều thuốc Aphanat bạn có thể sẽ thấy các triệu chứng: Chán ăn, đau đầu, buồn nôn và táo bón và rối loạn cảm giác,….Nếu gặp phải tình huống này tốt nhất bạn nên báo cho bác sĩ hoặc đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi bạn quên liều thuốc Aphanat nên dùng liều thuốc quên ngay khi bạn nhớ ra. Nếu liều đã quên gần sát với lần dùng thuốc aphanat tiếp theo, bỏ quá liều bị quên và tiếp tục dùng thuốc theo đúng thời gian quy định. Bạn không dùng gấp đôi liều cùng lúc, tuyệt đối không thay đổi liều hoặc ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc Aphanat là thuốc điều trị bệnh lý về gan. Đây là tiêm tĩnh mạch chậm, cần kê đơn của bác sĩ, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Aphanat hãy liên hệ ngay với bác sĩ/ dược sĩ có chuyên môn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-aphanat/