Công dụng thuốc Becamlodin

Công dụng thuốc Becamlodin

Thuốc Becamlodin chứa thành phần chính là Amlodipin, thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn kênh canxi. Cơ chế tác dụng của thuốc là chẹn kênh calci ở cơ trơn mạch máu, gây giãn cơ trơn động mạch ngoại biên và làm hạ huyết áp.

1. Thuốc Becamlodin là thuốc gì?

Thuốc Becamlodin là thuốc gì? Becamlodin là thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Thuốc Becamlodin chứa thành phần chính là Amlodipin với hàm lượng 5mg. Amlodipin là thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn kênh canxi. Cơ chế tác dụng của thuốc là chẹn kênh calci loại L phụ thuộc điện thế, tác động trên cơ trơn mạch máu và tim, nhờ đó làm giãn cơ trơn động mạch ngoại biên và làm hạ huyết áp. Thuốc không làm giảm dẫn truyền nhĩ thất ở tim và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co bóp cơ tim. Amlodipin cũng có tác dụng làm giảm sức cản mạch máu thận, làm tăng lưu lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân.

2. Công dụng của thuốc Becamlodin

Thuốc Becamlodin được chỉ định trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng và cách dùng của Becamlodin

  • Khi điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều Becamlodin sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng người bệnh. Nhìn chung, liều khởi đầu thông thường là 2,5 – 5 mg/lần/ngày. Liều có thể tăng dần, cách nhau 7 – 14 ngày cho đến 10mg/lần/ngày.
  • Đối với bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Nên dùng liều khởi đầu thấp hơn, khoảng 2,5 mg/lần/ngày.
  • Trẻ em ≥ 6 tuổi: Liều Becamlodin thông thường có hiệu quả là 2,5 – 5 mg/lần/ngày. Chưa xác định được an toàn và hiệu quả khi dùng liều vượt quá 5 mg/ngày.

4. Chống chỉ định của thuốc Becamlodin

Thuốc Becamlodin chống chỉ định ở các bệnh nhân quá mẫn với amlodipine, các dẫn xuất dihydropyridine hay với bất cứ thành phần nào của thuốc

5. Tác dụng phụ của thuốc Becamlodin là gì?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Becamlodin là phù cổ chân liên quan đến liều dùng. Ngoài ra, bệnh nhân khi sử dụng thuốc Becamlodin có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Phù cổ chân, đau đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, mệt mỏi.
  • Tim mạch: Đánh trống ngực.
  • Thần kinh trung ương: Suy nhược, chuột rút.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu.
  • Hô hấp: Khó thở.

Ít gặp, 1/1000

  • Tim mạch: Hạ huyết áp quá mức, tim nhanh, đau ngực, thiếu máu cục bộ, ngất
  • Da: Phát ban, ngứa.
  • Cơ-xương-khớp: Đau cơ, đau khớp.
  • Tiêu hóa: Chán ăn, táo bón
  • Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ.

Hiếm gặp, ADR

  • Tuần hoàn: Ngoại tâm thu.
  • Da: Nổi mày đay.
  • Gan: Tăng men gan, bao gồm transaminase, phosphatase kiềm, lactate dehydrogenase.
  • Chuyển hóa: Tăng đường huyết.
  • Tâm thần: Lú lẫn.
  • Miễn dịch: Hồng ban đa dạng.

6. Những lưu ý khi dùng thuốc Becamlodin

Trong quá trình sử dụng thuốc Becamlodin, người bệnh cần lưu ý:

  • Hạ huyết áp: Có thể xảy ra hạ huyết áp có triệu chứng. Tình trạng hạ huyết áp cấp tính khi mới bắt đầu điều trị khó có thể xảy ra do tác dụng bắt đầu từ từ.
  • Hẹp động mạch chủ: Sử dụng Amlodipine thận trọng ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ nặng, vì thuốc có thể làm giảm tưới máu mạch vành dẫn đến thiếu máu cục bộ.
  • Suy tim: Ngoại trừ Amlodipine, nên tránh dùng thuốc chẹn kênh canxi bất cứ khi nào có thể ở bệnh nhân suy tim với giảm phân suất tống máu. Amlodipine có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm.
  • Suy gan: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan. Có thể cần liều khởi đầu thấp hơn và tăng liều từ từ ở bệnh nhân suy gan nặng.
  • Thận trọng khi sử dụng Amlodipine cho những bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại và tắc nghẽn đường ra thất trái, vì việc giảm hậu tải có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến bệnh lý này.
  • Phụ nữ mang thai: Nguy cơ chung khi dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp là làm thay đổi lưu lượng máu do giãn mạch ngoại biên, làm giảm tưới máu nhau thai và gây thiếu oxy cho thai nhi. Ở các thí nghiệm trên động vật, thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai và dị tật xương. Vì vậy, nên tránh dùng Amlodipin cho bệnh nhân mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có dữ liệu về sự tích lũy của Amlodipin trong sữa mẹ, vì vậy không nên sử dụng thuốc trên phụ nữ đang cho con bú.

7. Tương tác thuốc Becamlodin

Để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tối ưu và phòng ngừa các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc Becamlodin, bệnh nhân cần lưu ý một số tương tác sau:

  • Các thuốc gây mê có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Amlodipin và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.
  • Lithi: Khi dùng cùng với Becamlodin có thể gây độc thần kinh như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Amlodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin và/hoặc giữ natri, nước.
  • Các thuốc liên kết với protein huyết tương cao (warfarin, valproic,…) phải dùng thận trọng với Amlodipin vì Amlodipin có thể cạnh tranh liên kết với protein nên làm nồng độ dạng tự do của các thuốc kể trên thay đổi.

Tốt nhất bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để được tư vấn cụ thể.

Các thông tin trên đây chỉ có tính chất tham khảo và không thể thay thế hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Becamlodin, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-becamlodin/