Công dụng thuốc Burometam

Công dụng thuốc Burometam

Burometam là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương, được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, dự phòng nhiễm khuẩn trước các phẫu thuật, thủ thuật can thiệp,…

1. Thuốc Burometam là gì?

  • Burometam thành phần chính là Ceftriaxone – Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn từ đó ngăn cản sự sản sinh của vi khuẩn.
  • Burometam được sản xuất dưới dạng bột pha tiêm do hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Sau khi tiêm thuốc phân bố hầu hết các mô và dịch cơ thể, vào dịch não tủy và màng não. Thuốc qua được hàng rào nhau thai và có mặt trong sữa mẹ.
  • Phần lớn thuốc được chuyển hoá ở gan và thải trừ qua nước tiểu.

2. Chỉ định của thuốc Burometam

Burometam được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxone bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Các nhiễm khuẩn vùng tai, mũi, họng.
  • Các nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục.
  • Nhiễm trùng máu, đặc biệt viêm màng não mủ.
  • Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật, các thủ thuật nội soi can thiệp.
  • Các nhiễm trùng cơ xương khớp.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Viêm túi mật, đường mật, viêm phúc mạc.
  • Các nhiễm trùng đường tiêu hóa.

3. Chống chỉ định của thuốc Burometam

Thuốc Burometam chống chỉ định với những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân dị ứng với nhóm Cephalosporin.
  • Bệnh nhân có tiền sử có phản vệ với kháng sinh Penicillin.
  • Bệnh nhân đang sử dụng Calcium không dùng chung với Burometam.
  • Dị ứng với Lidocain (không dùng lidocain làm dung dịch pha tiêm).

Lưu ý khi dùng thuốc tiêm Burometam

  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận không dùng thuốc quá 2g/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng tránh dùng thuốc.
  • Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

4. Tương tác thuốc khi dùng chung với Burometam

  • Chloramphenicol.
  • Dùng chung với Gentamicin, Colistin, Furosemid có thể tăng độc tính trên thận.
  • Các muối Calci (tiêm truyền) và dung dịch tiêm Ringer lactat dùng chung có thể tăng nguy cơ kết tủa.
  • Thuốc đối kháng vitamin K.
  • Các thuốc thải acid uric niệu làm tăng hiệu lực của Burometam.
  • Không dùng đồng thời với vắc-xin thương hàn.

5. Liều dùng và cách dùng của thuốc Burometam

5.1. Cách dùng

  • Thuốc ở dạng bột pha tiêm. Pha với một lượng nước cất vừa đủ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Hoặc pha với dung dịch tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ.

5.2. Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: 1⁄2 – 1 lọ/ngày; Tối đa 2 lọ/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh 15 ngày tuổi đến
  • Trẻ dưới 14 ngày tuổi: 20 – 50 mg/kg/ngày.
  • Bệnh nhân viêm màng não: 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4g/ ngày.
  • Bệnh nhân lậu: Tiêm bắp liều duy nhất 250 mg/kg.
  • Dự phòng trước phẫu thuật: 1⁄2 – 1 lọ/ lần. Tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút trước mổ.

6. Tác dụng phụ của thuốc Burometam

Thường gặp:

Ít gặp:

  • Sốt, phù mạch.
  • Tăng tế bào bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.

Hiếm gặp:

  • Sốc phản vệ.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn đông máu.
  • Viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc Burometam được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxone. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ, cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-burometam/