Công dụng thuốc Korazon Inj

Công dụng thuốc Korazon Inj

Thuốc Korazon Inj thuộc nhóm thuốc kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn trên cơ thể. Vậy cần những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Korazon Inj? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về thuốc Korazon Inj qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Korazon Inj là thuốc gì?

Thuốc Korazon Inj thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Có tác dụng điều trị các bệnh truyền nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm.

Korazon Inj. là thuốc bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Có quy cách đóng gói là hộp 10 lọ. Mỗi lọ chứa thành phần hoạt chất gồm Cefoperazone natri 500mg và Sulbactam natri 500mg.

2. Thuốc Korazon Inj có tác dụng gì?

Thuốc Korazon Inj có chứa 2 thành phần là hoạt chất Cefoperazone 500mg và Sulbactam 500mg. Cefoperazone là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, kết hợp với Sulbactam làm giảm nồng độ MIC đến 4 lần so với việc dùng đơn độc từng thành phần. Hiệp đồng tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Hiện nay, thuốc Korazon Inj có hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

Thuốc Korazon Inj được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn bởi những chủng nhạy cảm của vi khuẩn và chỉ khi liệu pháp tiêm là thực sự cần thiết:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường sinh dục. Dùng để dự phòng trong phẫu thuật tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm trùng ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn liên quan đến lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc).
  • Viêm màng não do vi khuẩn gram âm ( – ).
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật vùng bụng, tim mạch, đường sinh dục và chấn thương chỉnh hình.

3. Cách sử dụng thuốc Korazon Inj

3.1. Cách sử dụng thuốc Korazon Inj

Đối với thuốc Korazon Inj, người bệnh sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Pha loãng thuốc với 10ml nước cất pha tiêm, lắc kĩ. Pha 10ml dung dịch trên với NaCl đẳng trương (0,9%), Dextrose 5%, nước cất để được 20ml dung dịch. Tiêm trong vòng 15 – 60 phút.

Dung dịch hòa tan không được chứa dị vật có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Không để người bệnh tự tiêm Korazon Inj nếu chưa được sự cho phép. Để thuốc có thể đạt tác dụng trên người bệnh, cần phải có sự tham gia và chỉ dẫn của dược sĩ chuyên môn hoặc bác sĩ.

Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, giữ ấm cơ thể thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị cao nhất khi sử dụng thuốc Korazon Inj.

3.2. Liều dùng thuốc Korazon Inj

Đối với bệnh nhân chức năng thận bình thường:

Liều lượng thuốc Korazon Inj chính xác và đường dùng phụ thuộc độ tuổi, các bệnh lý mắc phải và tình trạng của bệnh, mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn, và tính nhạy cảm của các sinh vật gây bệnh.

  • Người lớn: Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình có thể dùng từ 1-2g thuốc mỗi 12 giờ. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng liều 2-4g mỗi 12 giờ. Khuyến cáo liều tối đa là 8g mỗi ngày, chia làm 2 lần.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: Trẻ trên 2 tháng tuổi liều từ 40-80mg/kg/ngày, đưa thuốc mỗi 6 giờ. Trong nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng đã kháng thuốc, có thể tăng liều lên 160 mg/kg/ngày, đưa thuốc mỗi 6 giờ.

Đối với bệnh nhân suy thận:

  • Với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 15 – 30 mL/phút, liều dùng tối đa là 2g/12 giờ. Với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 15mL/phút, liều dùng tối đa là 1g/12 giờ. Có thể bổ sung thêm Cefoperazone đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
  • Nhất thiết phải có phác đồ theo dõi và bổ sung liều theo chu kỳ chạy thận.

Đối với bệnh nhân suy gan:

  • Liều khuyến cáo tối đa không quá 4g/24 giờ.

3.3. Cách xử lý khi quên, quá liều

Quá liều:

Các tài liệu về độc cấp tính của cefoperazon và Sulbactam xảy ra trên người còn giới hạn. Theo báo cáo về tác dụng phụ xảy ra khi quá liều thuốc Korazon Inj, các triệu chứng bao gồm tăng kích thích thần kinh cơ, co giật đặc biệt ở người suy thận.

Cách xử lý khi dùng quá liều:

Ngưng dùng thuốc nếu người bệnh xuất hiện các cơn co giật. Tiến hành hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định. Thực hiện thẩm phân máu có tác dụng giúp thải loại thuốc khỏi máu.

3.4. Chống chỉ định thuốc Korazon Inj:

Chống chỉ định thuốc Korazon Inj. trong các trường hợp dưới đây:

  • Các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng, quá mẫn cảm với hoạt chất Cefoperazone, Sulbactam hoặc có tiền sử bị dị ứng với nhóm kháng sinh Cephalosporin và các Penicillin.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Korazon Inj:

Thận trọng khi sử dụng thuốc Korazon Inj trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra phản ứng quá mẫn với thuốc trước khi sử dụng. Trường hợp phản ứng quá mẫn với mức độ nghiêm trọng phải ngừng thuốc và điều trị hỗ trợ kịp thời.
  • Lưu ý khi sử dụng trên người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.
  • Cần theo dõi sát sao trên những đối tượng có tiền sử dị ứng hoặc suy gan hoặc suy thận.
  • Đối với phụ nữ có thai: Chỉ nên dùng thuốc này cho người mang thai nếu thật cần thiết. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc lợi ích/nguy cơ trước khi quyết định sử dụng.
  • Đối phụ nữ cho con bú: Cefoperazone bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp, có thể xem như không có tác động đến trẻ. Tuy nhiên nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa lưỡi và nổi ban.
  • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Có thể gặp phải một số tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như đau đầu, co giật nhưng rất hiếm gặp. Cần cẩn trọng khi tham gia vào các hoạt động trên ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận.
  • Bệnh nhân cần được khuyên không nên uống rượu sau khi tiêm Korazon Inj.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Korazon Inj:

Khi sử dụng thuốc Korazon Inj có thể gặp phải những tác dụng phụ dưới đây:

Thường gặp, ADR > 1/100:

  • Máu: Thử nghiệm Coombs dương tính, tăng bạch cầu ưa eosin tạm thời.
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy.
  • Da: Ban da dạng sần.

Ít gặp, 1/1000

  • Toàn thân: Sốt.
  • Máu: Thiếu bạch cầu trung tính có hồi phục, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu.
  • Da: Mày đay, ngứa.
  • Tại chỗ: Viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền.

Hiếm gặp, ADR

  • Thần kinh trung ương: Co giật (đối với liều cao và suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng bồn chồn.
  • Máu: Giảm prothrombin huyết.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn.
  • Da: Ban đỏ, có thể xảy ra hội chứng Stevens – Johnson.
  • Gan: Vàng da ứ mật, tặng nhẹ AST, ALT.
  • Thận: Nhiễm độc thận có có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.
  • Thần kinh cơ và xương: Đau khớp.
  • Khác: Bệnh huyết thanh, bệnh nấm Candida.

Tương tác thuốc Korazon Inj:

Bệnh nhân cần được khuyên không nên uống rượu sau khi tiêm Korazon Inj. Các chế phẩm chứa cồn gây ức chế aldehyde dehydrogenase, gây tích lũy trong máu và gây phản ứng giống disulfiram.

Không nên trộn lẫn Sulbactam/Cefoperazone với kháng sinh nhóm aminoglycosid có thể làm tăng nguy cơ độc với thận, do có tương kỵ vật lý giữa chúng. Cần theo dõi chức năng thận của người bệnh, đặc biệt là những người suy thận dùng đồng thời Sulbactam/Cefoperazone y với aminoglycosid.

Sử dụng đồng thời với warfarin và heparin có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết thanh của Cefoperazone.

Không nên trộn lẫn thuốc với amikacin, ketamycin B, doxycynlin, meclofenoxat, ajmalin để tránh tạo kết tủa.

Bảo quản thuốc Korazon Inj:

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nhiệt độ dưới 30°C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và tránh ẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin và lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc Korazon Inj. Thuốc Korazon Inj là thuốc kê đơn nên bệnh nhân cần sự cho phép sử dụng của bác sĩ điều trị.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-korazon-inj/