Hướng dẫn liều dùng thuốc Advil 200mg

Hướng dẫn liều dùng thuốc Advil 200mg

Thuốc Advil được bác sĩ điều chỉnh liều dùng cho phù hợp với từng độ tuổi và triệu chứng bệnh của bệnh nhân. Tùy theo mỗi đối tượng sử dụng mà liều dùng thuốc Advil 200mg sẽ khác nhau.

1. Thuốc Advil 200mg là thuốc gì, điều trị bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu liều dùng Advil, chúng ta cần biết Advil là thuốc gì? Thuốc giảm đau Advil có thành phần hoạt chất chính là ibuprofen, hàm lượng 200 mg. Đây là thuốc giảm đau có xuất xứ tại Mỹ, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid giúp giảm nhanh cơn đau khó chịu, đặc biệt là các tình trạng sau:

  • Hạ sốt;
  • Giảm đau và giảm tình trạng viêm từ nhẹ đến trung bình, giảm đau liên quan đến đau bụng kinh, đau đầu, đau nửa đầu, đau sau phẫu thuật, đau răng…
  • Giảm đau và viêm trong rối loạn cơ xương khớp: viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên…
  • Giảm đau trong rối loạn quanh khớp như: viêm bao hoạt dịch, viêm bao gân, và các vấn đề ở mô mềm như bong gân, căng cơ…

Ngoài ra, thuốc giảm đau Advil còn được chỉ định trong một số trường hợp bệnh lý không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng được bác chỉ định sử dụng.

2. Liều dùng thuốc Advil 200mg như thế nào?

Liều dùng thuốc Advil 200mg trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn trong đơn thuốc.

  • Liều dùng thuốc Advil 200mg cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi:
  • Uống 1 viên thuốc Advil mỗi 4 – 6 tiếng, có thể dùng cùng lúc 2 viên thuốc Advil nếu cơn đau chưa dứt.
  • Không được dùng quá 6 viên thuốc Advil (1,2 g) trong vòng 24 giờ.
  • Thuốc Advil liều dùng cần được hiệu chỉnh khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Advil cho đối tượng này.

Cách dùng thuốc Advil: Thuốc được dùng đường uống, dùng sau khi ăn để tránh kích ứng dạ dày.

3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Advil trong các trường hợp nào?

Không sử dụng thuốc Advil trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc Advil;
  • Tiền sử bị loét dạ dày – tá tràng tiến triển;
  • Tiền sử quá mẫn với aspirin hoặc với các thuốc chống viêm không steroid khác (có dấu hiệu hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin);
  • Bệnh nhân hen hay co thắt khí phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận (độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút);
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông nhóm coumarin không được dùng thuốc Advil;
  • Bệnh nhân suy tim sung huyết, giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bệnh nhân bị suy thận;
  • Mắc bệnh tạo keo (có nguy cơ viêm màng não vô khuẩn, tất cả bệnh nhân bị viêm màng não vô khuẩn đều có tiền sử mắc một bệnh tự miễn);
  • Phụ nữ trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ;
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng có chảy máu (chảy máu dạ dày, xuất huyết trong sọ);
  • Trẻ giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu;
  • Trẻ sơ sinh đang nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn chưa điều trị.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng nghi ngờ viêm ruột hoại tử.

4. Tác dụng phụ của thuốc Advil

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Advil có liên quan đến đường tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, có hoặc không nôn mửa, chảy máu, loét đường tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc Advil còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác:

  • Mất bạch cầu hạt: giảm bạch cầu;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Thiếu máu: thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết;
  • Suy tim, nhồi máu suy tim, xuất hiện cơn đau thắt ngực;
  • Ù tai, chóng mặt, rối loạn thị giác;
  • Chướng bụng;
  • Bệnh Crohn, viêm đại tràng;
  • Táo bón, khó tiêu, đầy hơi
  • Thủng đường tiêu hóa, phân màu đen hắc ín;
  • Loét miệng;
  • Phù nề, phù ngoại vi;
  • Rối loạn chức năng gan, viêm gan, vàng da;
  • Phản vệ, quá mẫn
  • Viêm màng não, viêm màng não vô khuẩn;
  • Viêm thận kẽ, suy thận, hội chứng thận hư, protein niệu, hoại tử nhú thận, tiểu máu;
  • Hen suyễn, co thắt phế quản, khò khè, khó thở;
  • Phù mạch, viêm da bọng nước.

5. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc Advil

Không nên sử dụng thuốc giảm đau Advil đồng thời với các thuốc sau đây vì nguy cơ cao xảy ra tương tác thuốc:

  • Thuốc chống đông warfarin;
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid khác: diclofenac, celecoxib, piroxicam…
  • Thuốc lợi tiểu: Furosemid, thiazid;
  • Methotrexat: làm tăng độc tính của methotrexat.

6. Lưu ý khi dùng sử dụng liều dùng thuốc Advil 200mg

Một vài lưu ý khi dùng thuốc giảm đau Advil 200mg:

  • Cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau Advil 200mg đối với người cao tuổi;
  • Sử dụng thuốc giảm đau Advil 200mg thận trọng ở bệnh nhân có bệnh lý ứ dịch, suy tim do tác dụng phụ ứ dịch và phù xảy ra khi sử dụng;
  • Cần thận trọng vì tác dụng hạ sốt, kháng viêm của thuốc giảm đau Advil 200mg có thể che mờ những triệu chứng viêm của bệnh khác.
  • Theo dõi chức năng gan của người bệnh thường xuyên khi sử dụng thuốc giảm đau Advil 200mg lâu dài.
  • Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân có suy giảm chức năng thận khi sử dụng thuốc giảm đau Advil 200mg.
  • Rối loạn thị giác (nhìn mờ) là dấu hiệu có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc giảm đau Advil 200mg, tuy nhiên dấu hiệu này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc giảm đau Advil 200mg có thể làm tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm bệnh tăng huyết áp, tăng nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch nghiêm trọng do huyết khối. Do đó để giảm thiểu tối đa các biến cố tim mạch, bệnh nhân nên dùng thuốc Advil 200mg liều dùng thấp nhất có hiệu quả, trong thời gian ngắn nhất.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/huong-dan-lieu-dung-thuoc-advil-200mg/